Liên Xô là nước đầu tiên hạ cánh xe tự hành (rover) lên bề mặt hành tinh Hỏa (Mars) đúng 50 năm trước.
Năm 1971, Mỹ và Liên Xô chạy đua gửi tàu vũ trụ từ trái đất lên hành tinh Hỏa. Tàu vệ tinh (Orbiter) của Mỹ đến trước một chút, đó là tàu Mariner 9. Hai tàu vệ tinh của Liên Xô là Mars 2 và Mars 3 của Liên Xô đến sau.
Thế nhưng Liên Xô mới là nước hạ cánh được tàu đổ bộ (Lander) lên bề mặt hành tinh Hỏa, và từ hai tàu đổ bộ này hai xe tự hành Mars 2 và Mars của Liên Xô mới là hai robot đầu tiên chạm vào hành tinh Hỏa. Con tự hành Mars va chạm mạnh và tèo. Con Mars 3 mất tín hiệu sau vài chục giây.
Tùy vào vị trí tương đối của Hỏa so với Trái Đất mà tín hiệu vô tuyến đi từ Hỏa về Đất mất từ 4 đến 20 phút, nên thiết kế của xe tự hành gần như là một dạng AI thô sơ. Con Mars của Liên Xô rất bé, không dùng bánh xe mà có hai thanh trượt hai bên như xe trượt tuyết, nhưng hai thanh này sẽ bước đi như các bước chân robot cơ khí. Xe có có các sensor để phát hiện chướng ngại vật, và có hai thiết bị đo là thẩm kế (penetrometer) và mật độ kế (densitometer). Xe tự hành Mars của Liên Xô chỉ có tầm hoạt động 15 mét cách thiết bị đổ bộ.
Tiếp tục đọc