Tên lửa Javelin, đạn đạo, siêu thanh, drone cảm tử, pháo, xe tăng, radar…

Mục lục

  1. Tên lửa Javelin và nguyên lý
  2. Tại sao không quân Nga không làm chủ được bầu trời Ukraine
  3. Tên lửa vs Hỏa tiễn (Rocket vs Missile)
  4. Trinh sát đường không: Aerorozvidka
  5. Tên lửa siêu bội âm (hypersonic) Kinzhal
  6. Drone tự sát: Switchblade
  7. Thượng phụ Kirill và KGB; tên lửa Tochka -U
  8. Foundations of Geopolitics xuất bản năm 1997 của Alexander Dugin; Cảm thức Solzhenitsyn
  9. Deep strike: Ukraine  tấn công bằng tên lửa một kho xăng ở Belgorod
  10. Drone trinh sát: Puma
  11. Axie Infinity bị hack
  12. Axie Infinity và Metaverse
  13. Mô hình chỉ huy của quân đội Nga: Stavka (Ставка)
  14. Tên lửa phòng không vác vai: Starstreak
  15. Thanh trừng hàng loạt ở FSB (Tổng cục an ninh Liên Bang Nga)
  16. Tuần dương hạm Moskva bị bắn
  17. Termit bắn Raduga
  18. Moskva bị bắn thế nào
  19. Moskva cháy do sao
  20. Tham nhũng ở binh chủng thiết giáp Nga
  21. Các vũ khí Mỹ viện trợ cho Ukrain, tại sao
  22. Ukraine đánh về Izyum, tại sao
  23. Pháo M777 và đạn M982 Excalibur
  24. Đuôi “pol” ở các địa danh Mariupol, Sevastopol
  25. Trận địa pháo M777
  26. Pháo tự hành AS-90
  27. Tổng cục 5 thuộc FSB
  28. Kỷ lục bắn Javelin
  29. Đảo rắn
  30. Pháo hỏa tiễn M270 MLRS bắn trại chỉ huy ở Zabavne
  31. Lựu đạn chống tăng thả từ drone: RGK-1600
  32. Pháo 2S7M Malka, Cối 2S4 Tyulpan, Trực thăng Ka-52 (của Nga)
  33. Phương diện quân, Tập đoàn quân/Lộ quân, Quân khu
  34. Phần mềm gọi pháo GIS -Arta của Ukraine
  35. Chiến tranh tuyên truyền
  36. Tên lửa siêu bội âm AGM-183A
  37. Decentralized Society (DeSoc): Xã hội phi tập trung
  38. M270 MLRS và M142 HIMARS
  39. Ukraine phản công?
  40. Hình ảnh mặt đất sau mưa đạn
  41. Top Gun: Maverick
  42. Chí chương Hải phòng
  43. Ukraine gặp khó khăn
  44. Phương tây cấp pháo phản lực cho Ukraine
  45. Khởi nghĩa Yên Bái
  46. Hỏa châu, phi tiễn, MLRS trên xe Mitsubishi
  47. Drone Forpost-R tấn công nhà máy Novoshakhtinsky ở Rostov
  48. Hệ thống tên lửa phòng không NASAMS
  49. Vụ Nga bắn tên lửa vào khu trung tâm mua sắm ở Kremenchuk
  50. Death Proof
  51. Saint HIMARS
  52. Bắn hỏng cầu ở Kherson
  53. Loa phường Hà Nội
  54. Tượng đài Hà Nội
  55. Tên lửa Hellfire R9X
  56. Luật thương mại
  57. Tên lửa diệt radar AGM-88 HARM
  58. Tên lửa đan đạo chiến thuật Hrim-2
  59. Vũ trụ có cấu trúc số?
  60. Cây cầu Crimea
  61. 19/8 ở Hà Nội và 20/8 ở Hà Đông
  62. Cá nhà táng, động từ, tục ngữ
  63. Bố trí các hệ thống phòng không NASAMS-3 và IRIS-T 
  64. Thích Tuệ Sỹ
  65. Yên lặng trước tấn công – The Merge
  66. Trời mưa ở Ukraine, đạn treo Shahed-136/131
  67. Vương Hỗ Ninh
  68. Drone boat tấn công Sevastopol
  69. Thuyết Tam Tồn của Vương Hộ Ninh

1. Tên lửa Javelin và nguyên lý

Javelin nghĩa là “ngọn lao” như là môn thể thao phóng lao ở Olympic mà ta vẫn thấy trong các tác phẩm nghệ thuật Hy Lạp La Mã cổ đại, và ngày nay olympic hiện đại vẫn có môn này. Nó cũng là vũ khí của các binh đoàn La Mã.

Tên lửa Javelin về nguyên lý phóng và động cơ của đầu đạn không khác gì khẩu súng B41 kinh điển mà VN quen sử dụng (B40 thì hơi khác, chưa tiến hóa). B41 là tên riêng ở VN, tên đúng của nó là RPG-số (số càng cao đời càng mới). B41 hình như là RPG-7 (1961); nay hình như đã đến RPG-32.

Nguyên lý đơn giản thế này: Đạn được phóng ra từ ống phóng. Đầu tiên nó có một liều phóng để đẩy đạn ra khỏi nòng. Đạn bay một quãng ngắn rồi thì liều phóng thứ hai (động cơ phản lực) mới kích hoạt để đẩy viên đạn đi về hướng mục tiêu. Như vậy là giữ an toàn cho xạ thủ, chứ nó phóng ầm phát thì chết mẹ thằng bắn trước khi trúng xe tăng địch.

RPG các phiên bản sau này, và cả Javelin, thì đạn sẽ có hai liều nổ. Lý do là xe tăng ngoài việc ngày càng nâng cấp giáp (vật liệu, độ dày, thiết kế) thì nó còn đeo thêm giáp phản ứng nổ (có thể search xem ảnh xe tăng Nga ở Ukraine). Giáp phản ứng nổ là có thuốc nổ, khi đạn của súng chống tăng đâm vào thì nó nổ để phá viên đạn. Nên đạn RGG hiện đại và Javelin nó phải nổ hai phát, phát một phá cái giáp nổ, phát hai là đâm xuyên.

Xe tăng Nga có thêm hệ thống bắn chặn đạn và tên lửa chống tăng. Nguyên lý của nó là dùng radar để phát hiện, khi đạn hoặc tên lửa chống tăng bay gần đến thì nó có khẩu súng bắn nhanh bắn như vãi đạn ra tạo thành lưới đạn ngăn và hủy quả tên lửa đang lao tới. Với B40 thì đạn còn đơn giản nên dùng lưới được, ta có cái tên lưới B40 là vì vậy. Súng này chạy bằng computer. Hệ thống hiện nay của Nga là Arena, nó phát triển từ hệ thống Drozd (nghĩa là con chim hét) ngày xưa ở chiến trường Chechen. (Súng kiểu này Mỹ cũng có, thường  gắn trên các tàu chiến để bắn các tên lửa chống hạm, hoặc gắn lên các cơ sở mặt đất cần bảo vệ. Nếu dùng trên mặt đất thì họ thay đạn tự hủy vào, tức là đạn bay một quãng nào đó sẽ tự hủy để khỏi rơi xuống khu dân cư; dùng để bảo vệ tàu chiến ngoài biển thì không cần.)

Về nguyên lý là vậy, nhưng Javelin khác RPG ở công nghệ. Nó nhắm bắn bằng hệ thống quang học và ảnh nhiệt. Chọn mục tiêu xong ấn lock, để quả đạn nó lock-on vào mục tiêu. Sau đó chọn một trong hai chế độ bắn rồi bắn.

Tên lửa Javelin có chế độ tự dẫn đường rất tinh xảo bằng công nghệ cao, nên đã lock-on là bắn trúng. Chế độ bắn có bắn thẳng và bắn vòng cầu (phi lao). Vì thế tên nó là Javelin. Bắn vòng cầu thì Javelin bay lên cao tầm 160 mét rồi lao vào mục tiêu, nên xe tăng Nga chịu chết dù có Arena và giáp phản ứng nổ. Javelin còn có thể bắn trực thăng bay thấp. (Xe tăng Nga gắn thêm cái chuồng gà ở trên để chống Javelin mà có vẻ như không ăn thua.)

Khác với RPG không có dẫn đường, chỉ bắn thẳng, tầm 1,5km trở lại (B41 bắn độ 200 mét), Javelin có thể bắn tới 4,5 km. Khi bắn tên lửa thoát ra rất êm, xạ thủ kịp nấp, trốn, di chuyển, hoặc thay viên đạn khác trong lúc mặc kệ tên lửa bay đến mục tiêu. Nên nó có tên gọi là fire and forget. Sử dụng Javelin được mô tả là như chơi game.

Giá nguyên bộ Javelin (cả súng phóng lẫn tên lửa) khoảng 200 ngàn đô la. Mỗi quả đạn khoảng gần 80 ngàn đô la.

Javelin ở chiến trường Ukraine nổi tiếng đến nỗi người ta vẽ tranh Thánh Javelin (Saint Javelin) với hình ảnh vị thánh nữ tay cầm súng Javelin. Hình ảnh này in lên huy hiệu, miếng dán,… rồi đem bán, tiền thu về đem tài trợ cho Ukraine, hình như đã được mấy triệu đô la (tuần rồi hình như được 1,6 triệu).

2. Tại sao không quân Nga không làm chủ được bầu trời Ukraine


Clip này khá thú vị, nó giải thích tại sao không quân Nga hùng mạnh hơn về số lượng máy bay chiến đấu (toàn loại xịn) mà lại không làm chủ được bầu trời Ukraine.

Clip có vài ý chính:

Để làm chủ bầu trời thì không quân Nga phải thực hiện SEAD (Suppression of Enemy Air Defenses), tức là áp chế hệ thống phòng không của địch. Sau đó là thực hiện DEAD (Destruction of Enemy Air Defenses) tức là phá hủy hệ thống phòng không của địch.

Không quân Mỹ rất giỏi việc này, do họ đã trải qua giai đoạn hệ thống phòng không của Hà Nội cực kỳ hiệu quả. Họ đành phải chế ra Wild Weasel là các đội bay dũng cảm, dùng máy bay chim mồi (mang tên lửa hạng nhẹ và các thiết bị điện tử) bay vào để dò tìm radar và bắn tên lửa tiêu diệt; hậu quả là chim mồi cũng sẽ bị bắn tên lửa lên, và nó buộc phải dùng thiết bị điện tử và pháo lửa để đánh lừa tên lửa của đối phương, và tất nhiên là kỹ năng bay của phi công phải tuyệt đỉnh; sau đó các máy bay của phi đội sẽ nhờ đó mà phát hiện các trạm tên lửa và bắn tên lửa xuống để tiêu diệt.

Phía Nga lúc đầu cuộc chiến bắn tên lửa đất đối đất để phá hạ tầng bên Ukraine, trong đó có các trạm radar. Nhưng NATO lập tức dùng các hệ thống radar của mình cấp data cho phòng không Ukraine.

Còn để tiêu diệt các trạm tên lửa của Ukraine thì bắt buộc phải bay SEAD và DEAD như Mỹ. Nhưng phi công Nga thiếu cả đào tạo lẫn kinh nghiệm thực chiến để làm việc này. Riêng về đào tạo, bay SEAD DEAD cực kỳ khó, Mỹ bay tập phải 200+ giờ/năm; trong khi Nga chỉ bay 60-100 giờ/năm.

Do đó Nga đành phải xuất kích tương đối ít, ban đêm, và bay thấp để tránh hệ thống phòng không của Ukraine (các hệ thống phòng không cao cấp thì lại không hiệu quả để đánh máy bay bay thấp). Một phần nữa là Nga ít vũ khí thông minh (bom và tên lửa dẫn đường) nên phải bay thấp mới ném bom và bắn trúng mục tiêu. Mặt trái là bay thấp thì dễ ăn tên lửa Stinger là tên lửa phòng không xách tay.

NATO cũng không cấm bay được ở Ukraine. Nếu thiết lập vùng cấm bay, thì chính NATO phải đưa máy bay vào đi tuần, và sẽ ăn tên lửa của Nga bắn từ đất Nga hoặc Belarus qua. Để không bị bắn, NATO lại phải dùng SEAD/DEAD và thế là thành ra đánh nhau với Nga trực tiếp. Do đó NATO không thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine.

3. Tên lửa vs Hỏa tiễn (Rocket vs Missile)

Trong tiếng Việt thì tên lửa/hỏa tiễn hơi giống nhau. Tiếng Anh thì khác. Rocket để chỉ các động cơ phóng bằng cách phụt lửa ra đằng đít, hoặc chỉ quả pháo tên lửa bắn vọt lên trời. Còn missile là các tên lửa/hỏa tiễn có điều khiển, hoặc bán điều khiển, và bay bằng động cơ phụt lửa ra đít (tức là động cơ rocket).

Các loại súng bắn đạn xịt lửa ra đít như súng chống tăng B41 hoặc pháo Kachiusa vì vậy đều có tên là pháo/đạn hỏa tiễn.

3.1.

Missile thì có loại khủng nhất mà báo VN hay dùng từ cũ của Liên Xô là Tên lửa vượt đại châu. Giờ gọi là tên lửa xuyên lục địa hoặc tên lửa đạn đạo. Phân loại của nó là ballistic missile, dịch ra là tên lửa đạn đạo, nghe hơi khó hiểu. Đạn đạo (ballistic), là vì quả missile đi theo kiểu đường đạn: nó dùng động cơ rocket bắn vọt lên rất cao trên trời rồi từ trên trời lao cắm xuống đất. Động cơ tên lửa rất mạnh nhưng chỉ xịt lửa vài giây hoặc vài chục giây để đẩy quả tên lửa lên cao rồi tắt. Tên lửa đi ra khỏi tầng khí quyển, bay tự do, rồi quay trở lại tầng khí quyển, lao cắm vào mục tiêu. Cái missile này do cơ chế bắn như vậy nên tốc độ nó rất nhanh (có thể đến 20 lần tốc độ âm thanh; Mach 20), đi rất xa, và mang đầu đạn nặng. Sau này người ta chế ra các tên lửa kiểu này nhưng bay thấp hơn, không đi ra khỏi khí quyển trái đất, gọi là đạn đạo tầm trung/medium range ballistic missile; rồi các tên lửa đi gần hơn nữa, gọi là tactical ballistic missile. Các hỏa tiễn tactical thì về kỹ thuật còn gọi là quasi ballistic (nghĩa là gần như là đạn đạo). Nó bay rất nhanh (vài lần tốc độ âm thanh), trần bay thấp, và cự ly bắn chỉ vài trăm km. Nó có dẫn đường nhưng là định trước mục tiêu. Nó khỏe nên mang đầu đạn mạnh. Chủ yếu là để bắn lô cốt, công sự và các cơ sở kiên cố của địch. Nó cũng có thể bay lắt léo một chút để tránh tên lửa chống tên lửa đạn đạo.

Hai hỏa tiễn quasi/tactical nổi tiếng nhất của Nga là Tochka (nghĩa là Điểm) và Iskander.

3.2.

Missile có điều khiển, ở VN hay gọi là tên lửa có cánh, hay tên lửa dẫn đường, tiếng Anh là cruise missile. Nổi tiếng nhất là tên lửa Tomahawk của Mỹ. Tên lửa này có thể bay sát mặt đất, hoặc mặt biển (tránh radar), nó có thể bay vòng tránh các vật cản địa hình, khi gần đến mục tiêu nó mới vọt lên cao và bổ nhào xuống. Hệ thống dẫn đường của nó rất tinh xảo, dùng kết hợp cả bản đồ số, vệ tinh, laser, thậm chí có thể dùng camera nhận dạng mục tiêu ở những giây cuối cùng. Khác với đạn đạo, cái cruise missile này có động cơ xịt ra đằng đít hoạt động liên tục từ lúc xuất phát cho đến lúc đâm vào mục tiêu. Để tiết kiệm năng lượng và không để lộ nó bay khá chậm, ở tốc độ cận âm. Thường là đến gần mục tiêu nó mới tăng tốc lên tốc độ siêu âm (supersonic), hoặc siêu vượt âm (hypersonic) (ở chế độ bay quá tốc độ âm thanh, tức là từ tốc độ siêu âm trở lên, tiếng ồn do tên lửa/máy bay gây ra rất lớn, và rất tốn năng lượng để bay).

Các tên lửa có cánh này có thể bay cả ngàn ki lô mét, bắn tàu ngầm, bắn tàu chiến, bắn mục tiêu mặt đất đều được. Bắn từ máy bay xuống, bắn từ tàu ngầm lên đều được. Nga đánh Ukraina thì bắn tên lửa loại này là Kalibr. VN thì rất thích mua con BrahMos-II của Nga, mà chắc chưa được mua. Về lý thuyết thì do Trường Sa chỉ cách bờ biển vài trăm km, nên VN mua thật nhiều tên lửa này thì tốt hơn là mua nhiều tàu chiến/tàu ngầm. Vì cứ đứng trên bờ mà nã tên lửa ra thì an toàn và chắc ăn hơn là bơi ra đánh nhau.

Tên lửa có cánh và tên lửa đạn đạo đều dễ đánh chặn. Tên lửa đạn đạo tuy tốc độ có thể rất cao, Mach 20, nhưng do quỹ đạo của nó đơn giản nên dễ đánh chặn. Còn tên lửa siêu thanh (hypersonic missile) bắn từ máy bay xuống rất khó đánh chặn. Hiện NATO chưa đánh chặn được tên lửa siêu thanh của Nga. Còn về sản xuất mới có Nga và Trung Quốc có tên lửa này. Sau đó, tương lai gần, có thể Pháp và Mỹ cũng sẽ làm được. Bắc Hàn nói là làm được, nhưng chắc là bốc phét.

4. Trinh sát đường không: Aerorozvidka

Aerorozvidka là đơn vị trinh sát đường không của Ukraine. Họ sử dụng drone trinh sát và một công nghệ nền do chính các kỹ sư Ukraine phát triển chỉ trong vài năm gần đây. Công nghệ này có tên gọi tương đối đơn giản là Delta. Ai muốn hiểu Delta thì có thể tìm tài liệu trên internet, mỗi tội phải trả tiền để đọc. 

Công nghệ Delta tổng hợp liên tục hình ảnh mặt đất từ tất cả các hình ảnh và video mà nó thu nhận được: vệ tinh, drone trinh sát, trinh sát mặt đất,… để dựng bản đồ số interactive theo thời gian thực. Hệ thống Delta có khả năng tracking liên tục các mục tiêu quân sự, chỉ điểm cho pháo kích, bắn tỉa, phục kích… Đặc biệt là cấp thông tin realtime cho các  drone chiến đấu của Ukraine, từ loại BT2 mua của Thổ (trị giá 5 triệu dollar và có thể mang tới 4 hỏa tiễn) đến các drone do Ukraine tự chế có thể thả bom nhỏ hoặc lựu đạn xuống quân địch. 

Đây là lý do mà hệ thống Starlink do Elon Musk cung cấp lại có giá trị rất lớn trên chiến trường Ukraine, lý do đơn giản là không có hệ thống này thì sức mạnh của Aerorozvidka giảm đáng kể.

(Cũng nói thêm là phó tư lệnh Ukraine là cựu sinh viên học viện quân sự Odessa, sau khi Nga chiếm Crimea thì anh này là bộ não cải cách và nâng cấp quân đội Ukraine, không chỉ về công nghệ và chiến tranh hiện đại với drone và javelin, mà đến cả tác chiến. Kỹ năng lập kế hoạch tác chiến, kỹ năng phối hợp tác chiến là những kỹ năng cao cấp, cần được huấn luyện và thực chiến rất nhiều. Mỹ được cho là chi nhiều tỷ đô la cho Ukraine để huấn luyện quân đội nước này, cũng như tài trợ cho các nghiên cứu kiểu phát triển công nghệ Delta, sản xuất drone trinh sát, hoặc drone thô sơ ném bom hoặc lựu đạn đơn giản. Từ sự kiện Crimea đến giờ quãng thời gian rất ngắn, mà quân đội Ukraine đã lột xác như vậy, cũng là một dạng kỳ tích.)


5. Tên lửa siêu bội âm (hypersonic) Kinzhal

Thực tế chiến trường thì Nga đã bắn tên lửa siêu thanh (hypersonic).

Trong tiếng Việt mà đọc báo sẽ thấy  từ “vũ khí răn đe”. Nó không chỉ là vũ khí có tên gọi là “răn đe”, mà nó là vũ khí đi theo “học thuyết răn đe”; theo đó các vũ khí răn đe là vũ khí có trong tay nhưng chỉ để đe dọa (tức là vũ khí hạt nhân). Thậm chí còn không đe dọa bằng mồm, mà cứ để đấy thôi. Tên lửa siêu thanh là ở bên kia của lằn ranh giữa “vũ khí quy ước” và “vũ khí răn đe”.

Có nhiều lý giải về việc Putin cho bắn tên lửa siêu thanh tên là Kinzhal.

Lý giải hài hước thì bảo là Nga bị chê là toàn dùng vũ khí ngu (bom ngu, tên lửa ngu) nên Putin cay quá đem vũ khí hiện đại là tên lửa siêu thanh ra dùng.

Lý giải khác cũng buồn cười nhưng có lý hơn, đó là Nga đã bắn sắp hết tên lửa hành trình đất đối đất (cruise missile) rồi, mà chưa áp chế được phòng không Ukraine, nên phải dùng Kinzhal. Vì Kinzhal là tên lửa không đối đất, bắn từ máy bay Mig, bắn xa cả ngàn km, tốc độ thì vượt quá Mach 5, tức là nó có thể bay cả chục ngàn km/giờ. Nó bay trần thấp, tốc độ cao, lắt léo nên cực kỳ khó đánh chặn. Hiện nay vũ khí của NATO chưa đánh chặn được Kinzhal.

Có một phân tích khác nói là Putin bắn dọa thế chứ tên lửa Kinzhal không biết Nga đã có bao nhiêu cái? Vì hợp đồng sản xuất mới ký năm 2019. Tham nhũng như Nga thì may ra mới làm được độ 10 quả. (Nhưng có ý kiến nói là khả năng Nga đã làm được tầm 100-200 quả rồi).

Giới phân tích thì cho là cuộc chiến đã đến ngưỡng cực điểm (Nga không thể tấn công và giành thêm thắng lợi; cũng không đủ sức bao vây phong tỏa Kyiv) nên chiến trường sẽ tạm ngưng (tấn công lấn chiếm) thay vào đó là giữ cục diện. Cuộc chiến sẽ trở thành cuộc chiến tiêu hao cực kỳ đẫm máu, Nga thì bắn pháo bắn tên lửa ném bom. Ukraine thì tập kích.

6. Drone tự sát: Switchblade

Ukraine có vẻ như đã tính trước đến việc này nên họ nằng nặc đòi NATO cấm bay, điều mà họ biết chắc là không thể, để đổi lại buộc NATO/ISRAEL cung cấp tên lửa phòng không tầm cao và tầm xa để chống không quân Nga từ xa (không cho bắn tên lửa không đối đất, đặc biệt là siêu thanh). Đồng thời họ cũng xin viện trợ rất nhiều máy bay drone tên là Switchblade. Đây là drone cảm tử. Nó chỉ nặng tầm gần 3kg, lính bộ binh cho vào ba lô được. Và nó rất rẻ so với vũ khí hiện đại (tầm 6000 USD) và sản xuất rất nhanh. Con này dùng máy phóng đơn giản phóng lên, nó bay khá nhanh (100km/h) và bay khá xa (trên 10km). Thiết bị điều khiển, cũng giống như con drone Puma, nó dùng máy tính bảng. Nó có thể lập trình để nhận biết vài dạng mục tiêu. Rồi nó cứ lơ lửng trên đầu kẻ thù cả chục phúc đến ba chục phút để quan sát và đợi mục tiêu xuất hiện rồi lao xuống nổ tung. Về công nghệ, phần GPS và bảo mật để anti-spoofing GPS của nó rất cao cấp. (Nga bắt đầu đào công sự để cố thủ phía ngoài Kyiv, chắc Ukraine cần rất nhiều Switchblade để cảm tử vào quân Nga).

Nó cảm tử như vậy nên gọi là kamikaze drone (kamikaze là thần phong, chỉ các phi công cảm tử Nhật lao máy bay vào tàu chiến Mỹ). Switchblade thì là dao bấm. Kinzhal thì là cây đao, có gốc từ tiếng Trung Á là khanjali ხანჯალი. Còn Iskander là Alexander trong tiếng Nga. Do ảnh hưởng của tiếng Ba Tư đi vào Nga qua ngả Trung Á. Alexander viết tiếng Ba Tư sẽ là اسکندر Eskandar hoặc سکندر Skandar. Tên thành phố Alexander ở Ai Cập viết bằng tiếng Ả Rập sẽ là الإِسْكَنْدَر, phiên ra là al-Iskandarīyah.

Nga cũng có kamikaze drone. Drone này  do nhà máy Kalashnikov sản xuất, được cho là đã dùng trên chiến trường Ukraine. Tên nó là ZALA Aero KUB-BLA. Từng thử nghiệm ở chiến trường Syria nhưng đến đầu năm nay mới sản xuất hàng loạt.

https://kalashnikov.media/embed/cjs8samb681m90847llk9w1d0?fbclid=IwAR21Ix6muBBIxFX07ed0359wCSEBlTv1iTVQM68HTlFxAzp25d7kxTNmgHY

7. Thượng phụ Kirill và KGB; tên lửa Tochka -U

Một thất bại nữa của Putin, đó là Thượng phụ Kirill của Giáo hội chính thống Nga mất hết network tôn giáo của mình. Nhưng chiến công nhãn tiền hơn của Ukraine là họ bắn cháy và làm chìm một tàu landing (xưa vẫn dịch là tàu đổ bộ, nhưng nhìn như tàu chở hàng) và làm hư hại (cháy) hai tàu khác. Tin này rất đặc biệt vì từ lúc xảy ra chiến sự đến giờ toàn nói về đánh nhau trên đất liền và bắn máy bay; lần đầu tiên có tin tấn công tàu của hải quân Nga.

Thú vị là, dường như Ukraine chỉ bắn một phát Tochka -U mà toi ba cái tàu.

Bên Nga từ đầu đến giờ dùng tên lửa đạn đạo đất đối đất Iskander, tên lửa này bay với vận tốc hypersonic, tầm xa 500km và độ chính xác 2-5m. Đây là độ chính xác kinh khủng. Vì đứng ở HN mà bắn 100 mũi tên vào Huế mà có 50 mũi tên rơi vào vòng tròn bán kính 2-5m xung quanh hồng tâm. (Độ chính xác của tên lửa đạn đạo gọi là CEP: Circular Error Proble, ai quan tâm có thể tìm hiểu, nhưng phải nhớ một chút toán thống kê.)

Tochka -U là tên lửa đạn đạo đời cũ, bắn xa tầm 120km, độ chính xác chỉ cỡ 95m (nhưng vẫn là rất cao so với đời trước đó). Nhưng nó có thêm chế độ bắn như cruise missile (có độ chính xác cao hơn). Có thể Ukraine bắn ở chế độ này vào khu vực có 3 con tàu kia.

Kirill, tên thật là Vladimir Mikhailovich Gundyayev, gốc là cán bộ KGB, bị Pháp phát hiện là gián điệp và trục xuất về Liên Xô năm 1979. Với Tây thì khó hiểu chứ với ta thì quá dễ hiểu, Kirill giống như các ông sư nhưng lại là “anh em trong ngành” trụ trì cá chùa ở VN. Về con người thì Kirill là nhà tu hành rất uyên thâm thần học từ khi còn trẻ, nhưng để đi lên các nấc thang tôn giáo thì phải được KGB ưng thuận, nhất là khi cử đi làm cho các cơ sở hải ngoại của Nhà thờ chính thống giáo Nga. Sau khi Liên Xô sụp đổ thì Kirill cứ thế dần đi lên, và tới năm 2009 thì chiếm vị trí đứng đầu Chính thống giáo Nga (bao trùm cả Ukraine, nhiều vùng khác ở châu Âu, và châu Phi). Thượng phụ tiền bối của Kiril, tức thượng phụ Alexy II, cũng là KGB.

Khi Putin thành tổng thống thì hai người hợp tác với nhau, do ảnh hưởng của tôn giáo Nga vượt qua biên giới, và Putin không chỉ dùng các mối quan hệ này của Kirill mà còn dùng giáo hội Nga thay cho phần ý thức hệ (kể cả trong quân đội).

Sau khi Putin xua quân vào Ukraine, thì Kirill tuy không mất chức, nhưng mất uy tín, thậm chí mất ngay cả trong nước Nga. Ông này bị gọi là Little Putin, và được xếp vào nhóm các minions của ông chủ điện Kremlin.

(‘The Mikhailov Files: Patriarch Kirill and the KGB’- Felix Corley, 2018.)

*

Bài này nói tỷ lệ thất bại của tên lửa Nga bắn ở chiến trường Ukraine lên tới 60%. VN mua hàng của Nga chắc buốt. Dồn tiền mãi mới mua được 10 con mà bắn thì hỏng 6 con thì quá buốt. Hy vọng là tin vịt của bọn tư bản phương Tây dìm hàng Nga.

https://www.reuters.com/business/aerospace-defense/exclusive-us-assesses-up-60-failure-rate-some-russian-missiles-officials-say-2022-03-24/?fbclid=IwAR2uYd8NpdSMYMjns5VCPCK1FMPvPhk7VGWDKbyx5TDqZ22-T7nTc3vO0Eg

8. Foundations of Geopolitics xuất bản năm 1997 của Alexander Dugin; Cảm thức Solzhenitsyn

Sau bài phát biểu phát động chiến tranh của Putin, một số nhà nghiên cứu về Nga ở (phương Tây) nói: Putin tư duy và hành động dựa trên một cuốn sách tên là Foundations of Geopolitics xuất bản năm 1997.

Tác giả của nó, Alexander Dugin, một triết gia và chiến lược gia hiện đại của Nga. Tư tưởng của ông này là từ chối Chủ nghĩa Khoáng đạt (Liberalism) của phương Tây, chống lại chủ nghĩa bá quyền Mỹ và đồng minh (theo nghĩa Mỹ và phương Tây chống lại Liên Xô và nay là nước Nga). Dugin cổ súy các giá trị mà Putin rất nhất quán tuân theo: nhà nước chuyên quyền và cứng rắn, giá trị gia đình cứng cỏi/cơ bắp, tôn giáo chi phối mạnh xã hội (tôn giáo ở đây là Chính thống giáo; Putin đã rửa tội theo Chính thống giáo). Tư tưởng của Dugin được/bị phương Tây gọi là phát-xít kiểu Nga. (Có lẽ một phần là ông này đi theo tư tưởng của Heidegger, và biến nó thành một thứ cực hữu kiểu Nga.)

Về chiến lược địa chính trị, ông này cổ súy (và Putin đi theo) một học thuyết gọi là Neo-Eurasianism. Theo đó nước Nga phải quay lại thời kỳ Đế quốc Đại Nga, “làm chủ” một dải đất Á-Âu từ Dublin đến Vladivostok. Nga phải là một Đế quốc Á-Âu đủ mạnh để chống lại thế giới phương Tây do Mỹ cầm đầu.

Dugin không chỉ viết sách, mà trực tiếp tham gia chính trị, ông này lãnh đạo đảng EurAsia Party và nay là đảng United Russia. (Nghe tên đảng đã biết đường hướng chính trị).

Cuốn sách của Dugin, The Foundations of Geopolitics: The Geopolitical Future of Russia, có ảnh hưởng lớn đến giới tinh hoa chính trị, quân sự và ngoại giao Nga suốt hàng chục năm qua. Putin không nằm ngoài số đó.

Nếu chỉ quan sát Putin, ta sẽ thấy ông này bị ảnh hưởng của Dugin và cảm phục Solzhenitsyn. Mà cả Dugin và Solzhenitsyn đều có tư duy kiểu Đại Nga rất đặc biệt (nhưng cũng không quá đặc biệt nếu biết đến một chủ nghĩa tương tự là Đại Hán). Solzhenitsyn chẳng hạn, ông ấy là nhà văn nổi tiếng, “rất Nga” và “rất chống Cộng”. Nhưng ông ấy kỳ vọng là nước Nga, với dân tộc tuyệt vời, văn hóa tuyệt vời, cần một chế độ chuyên chế sáng suốt để chuyển mình thành một đế quốc có vị thế quốc tế, giàu bản sắc Nga, và đối chọi với phương Tây (nhất là đối chọi về văn minh và thế chế chính trị xã hội). Nền chuyên chế sáng suốt ấy dứt khoát không phải là chủ nghĩa cộng sản (với Solzhenitsyn thì chủ nghĩa Mác cũng là phương Tây) mà phải là một chủ nghĩa giống như Putin và Dugin (và nhiều nhân vật chính trị, trí thức Nga) hiện nay cổ súy.

Nước Nga ấy sẽ giống Đại Nga ngày xưa. Một xã hội với giới thượng lưu giàu có và an nhàn, có giới elite sáng tạo về trí tuệ chẳng kém gì phương Tây với khoa học (hóa học, công nghệ vũ trụ, cờ vua..), với nhạc cổ điển, múa ballet, văn học… và quân đội hùng mạnh; xã hội đó sống dựa trên một chế độ “nông nô” rộng khắp mà ở ở dưới đáy hầu hết người dân cun cút lao động mà không được có ý kiến gì. 

Solzhenitsyn gọi đó là chế độ “chuyên quyền không có ý thức hệ” và cần được cai trị bởi một ông hoàng đế mạnh mẽ, thông minh (và nhân từ ở mức vừa phải). (Thay vì ý thức hệ thì dựa trên nền tảng tôn giáo và bản sắc slavo, mà Putin công khai phát biểu là không gian tâm linh, trong đó có Nga, Ukraine và nhiều nước khác). Một đặc điểm của dòng tư tưởng Đại Nga này (ở mức độ cao) đó là dân tộc Nga không quan tâm (và không cần quan tâm) đến người dân của các nước xung quanh (các nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga hiện nay, hay Liên Xô trước đây), tức là không quan tâm đến các dân tộc khác. Nó cũng hơi giống tư duy của người Hán, coi mình là trung tâm, các dân tộc xung quanh là man di cả.

Về cuộc chiến. Có thể có một lý do thế này, đó là Putin đã không kiểm soát được chế độ Oligarchy (là chế độ hiện hữu khi Putin lên nắm quyền) để nó “tự chuyển hóa” thành Kleptocracy ở mọi cấp, sâu rộng. Còn ở cấp cao, cách chọn người và sử dụng người xung quanh inner circle của mình, biến họ thành henchmen, thì Putin sử dụng Timocracy (Shoigu, Patrushev, Naryshkin). Cái sau làm nảy sinh ra cái trước, Timocracy làm Oligarchy ở cấp cao thoái hóa thành Kleptocracy ở các cấp thấp hơn.

Nếu Putin sụp đổ, thế giới sẽ thấy chuỗi chuyển biến chính trị như sau: Oligarchy->Plutocarcy->Timocracy->Kleptocracy->Democracy.

Việt Nam hiện đại, tính từ 1802, có thể đã chứng kiến ít nhất hai cái là: Meritocracy và Timocracy. Kleptocracy tưởng bị ngoắc ngoải vì chiến dịch đốt lò, ai ngờ đâu còn khỏe hơn với Việt Á và Cục Lãnh Sự.

9. Deep strike: Ukraine  tấn công bằng tên lửa một kho xăng ở Belgorod

Deep strike

Bọn quân sự Mỹ phân tích vụ Ukraine (được cho là) tấn công bằng tên lửa một kho xăng ở Belgorod, một thị trấn nằm trong lãnh thổ Nga, gần biên giới với Ukraine, và là hậu phương của quân Nga tham chiến.

Họ nói vụ tấn công này còn hơn một bolt tactical move. (Bold ở đây chắc là táo bạo). Thuật ngữ quân sự Mỹ gọi tấn công kiểu này là “deep strike”. (Có thể dịch là đóng một phát thật sâu, anh chị em đầu óc đen tối đừng nghĩ bậy.)

Deep strike là các vụ tấn công không chỉ gây thiệt hại về mặt vật lý cho phe địch mà còn hơn nữa. Kho dầu này chưa 1,5 triệu gallon dầu, việc bị phá hủy sẽ gây khó khăn cho nhiên liệu cấp ra tiền tuyến. Hơn thế nữa, nó gây ra tác động tâm lý với đối phương rằng: ngay cả hậu phương của mày cũng không còn an toàn nữa. Hậu phương, nơi đội hậu cần cố thủ để cung cấp mọi thứ ra chiến trường, nơi lính tráng quay về nghỉ ngơi, nơi thương binh được tập kết về, nay không còn an toàn nữa.

Cho đến trước vụ tấn công này, đất Nga và Belarus là nơi trú ẩn an toàn. Nay quân Nga không còn tự tin như vậy về hậu phương nữa. Nơi trú ẩn, cũng vẫn có thể bị tấn công. Đây là đòn tâm lý rất nặng.

Ngoài ra, việc bay hai chiếc trực thăng (mà Ukraine chỉ có trực thăng Liên Xô đời cũ) vào đất Nga và bắn tên lửa, chứng tỏ năng lực tác chiến của Ukraine cực giỏi. Thêm vào đó, trong lúc Nga tuyên bố việc này là do Ukraine thì Ukraine nửa công nhận nửa chối (nói là Nga tự bắn nhầm), điều này cũng là thông điệp của Ukraine: bọn tao bắn đấy, mà có cơ hội để bắn nữa, là bọn tao bắn tiếp.

10. Drone trinh sát: Puma

Mỹ có cái phim bắn nhau của biệt kích SEAL, tên là Act of Valor. Kiểu phim tuyên truyền của Hollywood về Navy Hoa Kỳ. Cả phim chỉ có bắn nhau. Trong phim có đoạn SEAL đi ca nô cao tốc bọc thép ngược dòng sông lên một căn cứ của quân địch để giải cứu con tin. Ca nô chạy một đoạn thì lính Mỹ lấy một con drone ra rồi dùng tay phi lên trời, như mình phi máy bay giấy. Con drone này bay đến vùng địch trước để trinh sát, lính Mỹ nhìn màn hình để biết trước tình hình và lên phươn án tác chiến. Tương tự vậy là rút quân (bị truy đuổi) thì drone giúp hai nhánh rút quân bằng xe hơi và ca nô phối hợp.

Mỹ mới công bố viện trợ con drone này cho Ukraine. Tên nó là Puma. Con Puma có thể dùng tay phi lên, hoặc dùng nỏ rãnh phóng để bắn lên. Nó có thể bay với tốc độ 45km giờ, bay liên tục 5 tiếng; và truyền các tín hiệu do thám (bao gồm cả hình ảnh realtime) về đơn vị cách đó 20km, hoặc một số bản nâng cấp có thể truyền tới 60km.

Puma có khả năng phát hiện mục tiêu, đánh dấu laser để gọi pháo kích hoặc tên lửa bắn vào mục tiêu.

U.S. Army Chief Warrant Officer 2 Dylan Ferguson, a brigade aviation element officer with the 82nd Airborne Division’s 1st Brigade Combat Team, launches a Puma unmanned aerial vehicle June 25, 2012, Ghazni Province, Afghanistan. Ferguson uses the Puma for reconnaissance for troops on the ground.

11. Axie Infinity bị hack

Trong lúc tin chiến sự tràn ngập khắp nơi thì Axie Infinity (do một studio của VN làm, định giá hơn 2 tỷ đô la, bị hack mất 620 triệu đô tiền mã hóa).

Vụ hack Axie lần này đã giải ảo huyền thoại: các đồng tiền mã hoá có thể dùng cho các giao dịch đen hoặc bí mật (buôn lậu, tham nhũng…). Thực tế thì vụ hack lần trước (600 triệu đô) thì hacker cuối cùng cũng đã phải hoàn trả tiền cho chủ vì không rửa được. (Điều này làm rộ lên thuyết cho rằng các cty nạn nhân, như Axie, là tự hack để làm giá.)

Đặc điểm của blockchain đó là minh bạch rõ ràng. Tất tần tật các giao dịch, nguồn tiền, đích đến… đều có thể truy vết được. Đến nay đồng tiền crypto được sử dụng cho các việc “đen” chẳng qua là nó vẫn ở ngoài luật pháp. Nếu có hành lang pháp lý cho tiền crypto thì nó sẽ minh bạch hai lần (một lần là do chính nó minh bạch từ bản chất công nghệ, một lần là do các cơ quan thực thi pháp luật như FBI hay C03 có quyền điều tra.)

Ngay cả khi vẫn nằm ngoài pháp luật, thì các việc có tính ăn cắp như vụ hack tiền, vẫn bị các sàn giao dịch tử tế có uy tín và có KYC chặn luôn khi các ví và tài khoản có dấu hiệu bất minh. (Nếu là CEX, còn nếu là sàn DEX thì vẫn để lại dấu vết.)

Tất nhiên người chết thì thành ma, ma chết thành mị. Thế giới ngầm có công cụ ngầm hơn. Hacker có thể dùng các máy trộn tiền mã hoá như Tornado.cash rồi từ các ví ẩn danh đẩy qua các ví mua lậu để đưa tiền đi giao dịch. Nhưng rửa coin cũng như rửa tiền thật, cần rất nhiều công đoạn, thao tác và cần người thật để làm. Cho nên rửa ít thì khả thi, rửa nhiều là bất khả. Cho nên huyền thoại về tiền tội phạm và tiền tham nhũng được cất giấu vào coin là không hợp lý lắm. Vì cất vào thì dễ, mà lấy ra (không lộ) thì phải lấy rả rích rất lâu, chả bõ. Lấy được ra 1% để tiêu xài thì cũng chết vì già. Nhưng đây cũng là lý do nhiều chính phủ ko hợp pháp hoá coin, để nếu ai đó lấy ra cục to thật nhanh (đồng nghĩa là lộ) thì chính phủ sở tại cũng ko bắt đi tù.

Cũng như xã hội-nhà nước dân chủ tuyệt đối (city state của Hy Lạp cổ đại) vốn rất tốn nguồn lực cho việc quản lý xã hội, tài sản và ra quyết định, công nghệ phi tập trung cũng rất tốn tài nguyên. Điều này đi trái với xu thế greener. Các blockchain cũng phải tiến hoá theo xu hướng ecofriendly, các quy tắc đồng thuận PoW như bitcoin đang được thay thế bằng PoS (ko nhớ viết thế này có đúng không), là hình thức giảm bớt democracy và thay bằng senate (ai có tiền mới được bỏ phiếu, nôm na là vậy).

Một điểm nữa, thế giới thực có vô số đồng tiền, nhưng người ta chủ yếu sử dụng (giao dịch, cất giữ, trading) các đồng tiền Mỹ, Euro, bảng Anh, Yên Nhật. Nên tiền crypto chắc về sau cũng chỉ có hai hoặc ba đồng chiếm gần hết thị phần.

12. Axie Infinity và Metaverse

Khi nói về metaverse mọi người thường minh họa bằng một ai đó đeo cái kính thực tế ảo to đùng. Việc này làm metarvse trở nên khó hiểu.

Nếu nhìn metaverse như là một nền kinh tế (ảo) nhưng có sở hữu và giao dịch thực, do các cá nhân thực ở đời thực sử dụng các định danh trong nền kinh tế ảo ấy, thì dễ hơn nhiều.

Trên thực tế, Axie Infinity và Sandbox đã là các metaverse đơn giản. Người chơi là người thực, ở nền kinh tế thực, sử dụng các thiết bị thực, tiền thực để mua bán và sở tài sản ảo (bao gồm cả bất động sản) trong metaverse của Axie và Sandbox. Phần định danh, thay vì xin cấp ID như kiểu CMND, thì blockchain sẽ tự xác thực định danh cá nhân, tương tự vậy là với các giao dịch và các tài sản (NFT).

Đơn giản nhất là nhìn vào bất động sản, người bình thường dùng tiền mua đất động sản thực (chung cư vin, đất thủ thiêm…) nhưng cũng có thể trở thành một ID trên metaverse (ví dụ Axie) để mua bất động sản ở đây. Nó cũng sinh lời, hoặc lỗ, như ngoài đời thực.

Như vậy rõ ràng là metaverse đã hiện hữu, tiền đã được tiêu (đầu tư), các giao dịch thực đã phát sinh, các tài sản đã được sở hữu. Mà chẳng cần phải đeo cái kính thực tế ảo to tổ bố làm gì. Tiền kiếm được từ metaverse, có thể chuyển về nền kinh tế thực để mua nhà mua xe thực.

Cái này rất là hay, và sâu sắc, chứ không đơn giản. Đất đai là hữu hạn ở thế giới thực, nên tiền đầu tư BDS sẽ chảy qua mua BDS ở metaverse là sự đương nhiên. Và chảy ngược lại nếu ở metaverse sinh lời.

13. Mô hình chỉ huy của quân đội Nga: Stavka (Ставка)

Stavka (Ставка) là mô hình chỉ huy của quân đội Nga, kế thừa từ mô hình Liên Xô. Stavka nghĩa đen là Mạc phủ (幕府: Bafuku). Tiếng Việt dịch là Bộ tổng chỉ huy, hoặc Bộ tổng tư lệnh (đôi khi thêm chữ tối cao đằng sau).

Ở VN mô hình Stavka có từ năm 1946 đến 1976, người đứng đầu Bộ tổng tư lệnh là Võ Nguyên Giáp (hàm tương đương bộ trưởng). Sau 1976, hệ thống này đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên cơ quan trọng yếu của nó, là Bộ tổng tham mưu thì vẫn còn nhưng lại nằm trong Bộ quốc phòng (như vậy là sai cả về quản trị lẫn chính trị).

Stavka của Nga/Liên Xô quản lý quân đội Nga/Liên Xô qua bốn phương diện quân, dưới các phương diện quân là các quân khu, dưới các quân khu là mô hình sư/lữ trung tiểu đoàn như ta vẫn biết.

Điểm dở nhất của mô hình Stavka này là nếu công tác tham mưu kém, ra trận gặp các tình huống không có trong phương án tác chiến, là vỡ trận. Đây là một lý do khiến cho các tướng Nga phải ra sát tiền tuyến sau khi kế hoạch tác chiến bị vỡ; dẫn đến có tới 7 trên 20 tướng đánh Ukraine bị bắn chết (cho đến lúc này).

Độ 3,4 năm trước gì đó, không rõ vô tình hay cố ý mà trên interet lọt ra loạt ảnh Võ Nguyên Giáp và tướng tá VN đi học ở Liên Xô quãng 1964. Cách VN tiến quân vào Cam, là đúng bài bản của quân đội Liên Xô (giống Nga ở Ukraine). Ở chiến trường Cam VN chỉ có một tướng là Kim Tuấn bị phục kích và hy sinh. Tham mưu chiến trường lúc đó là siêu nhân hiếm hoi của quân đội VN là Lê Trọng Tấn.

14. Tên lửa phòng không vác vai: Starstreak

Nước Anh bất ngờ cung cấp cho Ukraine hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) tên là Starstreak. Mỗi con tên lửa này có 3 “mũi tên đồng” An Dương Vương (thực ra làm bằng hợp kim tungsten), dài độ 2 gang tay.

Tên lửa thể loại vác vai của Mỹ nổi tiếng nhất là Stinger. Tuy nhiên, thực tế chiến trường cho thấy hiệu suất của tên lửa này chỉ là 20%, so với con số chắc là Mỹ bốc phét thêm là 70%.

Con Stinger có tốc độ khoảng Mach 2; bắt mục tiêu bằng tầm nhiệt (hồng ngoại). Điểm yếu của hệ thống này là các máy bay bay chậm như trực thăng sẽ bắn hỏa châu hoặc các đạn mồi để đánh lừa tên lửa. Với các chiến đấu cơ phản lực, ngoài hỏa châu hoặc chim mồi thì phi công có thể chuyển hướng bay đột ngột để né tên lửa.

Con Starstreak nó có hệ thống dẫn đường laser, nên không cách gì lừa được nó. Bù lại phần dẫn đường phải có người điều khiển (ngắm bắn) dùng laser để đánh dấu mục tiêu (tiếng Anh gọi là laser painting) trong suốt thời gian tên lửa bay đến mục tiêu.

Thường thì các drone trinh sát dùng laser đánh dấu mục tiêu cố định hoặc di chuyển chậm (công sự, xe tăng, trực thăng) rồi gọi tên lửa hoặc bom thông minh đánh xuống. Còn người bắn Starstreak phải đánh dấu các máy bay, nhất là máy bay phản lực, chuyển động rất nhanh. Do đó binh lính cần phải được huấn luyện rất kỹ mới sử dụng được Starstreak.

Để dẫn đường cho Starstreak, máy ngắm (đánh dấu mục tiêu) lúc đầu chỉ sử dụng một tia laser chiếu vào mục tiêu suốt quãng thời gian tên lửa đang bay. Nguyên lý của laser là chiếu laser vào mục tiêu rồi các sensor sẽ bắt các phản xạ của laser để liên tục bám mục tiêu. Ở giai đoạn cuối, trước khi ba mũi tên bung ra, máy đánh dấu dùng hai tia laser để vẽ ma trận hai chiều lên mục tiêu, ba mũi tên sẽ nhận tín hiệu laser phản xạ (và được mã hóa để tính toán và chống can thiệp nhiễu để phá đám từ phía địch) để 3 mũi tên nhắm vào đích rồi bung ra lao vào tâm của ma trận (ba mũi tên bắn vào trong vòng hồng tâm bán kính 1,5 mét). Việc liên tục chiếu tia laser vào mục tiêu là rất khó, nên về mặt công nghệ của tên lửa Starstreak, máy ngắm phải chiếu tia laser đủ to để phủ lên bề mặt mục tiêu mà vẫn tính toán chính xác hồng tâm cho mũi tên bay tới.

Tên lửa khi bắn, có tầng một nổ ngay trong ống phóng, đẩy tên lửa ra khỏi nòng. Bay được vài mét, tầng 1 rụng ra, tầng 2 được kích hoạt để phóng tên lửa lên đến tốc độ Mach 4. Tầng 2 cháy xong, rụng ra tiếp. Đầu tên lửa chứa 3 “mũi tên đồng”, mũi nào cũng được laser dẫn tường, bay tách ra một chút rồi cùng lao vào mục tiêu. Sau khi đâm xuyên vào vỏ máy bay địch, nó mới kích hoạt nổ thuốc nổ ở đuôi mũi tên. Phát đầu tiên Ukraine bắn là bắn trực thăng Nga, gãy đuôi, rụng xuống đất.

(Do bay với vận tốc Mach 4, tức là cực kỳ nhanh, gần tới hypersonic, nên mũi tên dù rất nhẹ nhưng động lượng cực kỳ lớn.)

15. Thanh trừng hàng loạt ở FSB (Tổng cục an ninh Liên Bang Nga)

Hôm qua 11 tháng Tư, Putin đã cho thanh trừng hàng loạt ở FSB (Tổng cục an ninh Liên Bang Nga).

Tướng Sergey Beseda, cục trưởng Cục 5 cùng ban giám đốc và nhân viên bị bắt giữ lên đến hơn 100 người. Đây là Cục tình báo và an ninh đối ngoại, phụ trách cả Ukraine.

Bên đi bắt là Cục 9 (An ninh nội địa, cũng thuộc FSB) và Cơ quan Bảo vệ chính trị nội bộ của Liên Bang Nga (thực tế là cơ quan an ninh riêng của Putin). Họ lục soát 20 cơ sở của Cục 5 để tìm tài liệu về việc nhân viên cục này tiết lộ thông tin cho báo chí quốc tế và các tổ chức nhân quyền.

(Cục 5, gọi là tình báo và an ninh đối ngoại nhưng họ hoạt động chủ yếu là các nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước kia, trong đó có các nước Baltic, Ukraine…)

16. Tuần dương hạm Moskva bị bắn

Mới chỉ vài tiếng trước hải quân Ukraine vừa làm một phát choáng váng.

Hải quân Ukraine tương đối yếu, vũ khí chống hạm của họ gần như chỉ có tên lửa do họ tự làm là tên lửa chống hạm Neptune. Dù Ukraine trước đây là cơ sở sản xuất vũ khí hạng nặng của Liên Xô nhưng khoảng 20 năm trở lại đây mảng này gần như tê liệt.

Mãi đến tháng Ba năm 2021 họ mới sản xuất được tên lửa chống hạm Neptune. Tháng Tư năm nay, tức là mới đây thôi họ mới thành lập tiểu đoàn tên lửa của hải quân. Thế mà phát đầu tiên họ bắn đã làm toi luôn tàu tuần dương Moskva của Hạm Đội Biển Đen. Hải quân Nga toàn bộ chỉ có năm tàu tuần dương, một chiếc khổng lồ lớp Kirov, hai chiếc lớp Kara và ba chiếc lớp Slava. Con bị bắn là lớp Slava. Con tuần dương bị bắn này thậm chí còn là soái hạm hay kỳ hạm (flagship), tức là tàu chỉ huy của hạm đội Biển Đen. Nó có tới 510 thủy thủ.

Bọn tây nói bắn chìm con này thì phải dùng bốn con Tomahawk hoặc Harpoon. Thế mà bộ đội tên lửa Ukraine chỉ bắn hai (một?) phát Neptune là gục.

Vn rất nên mua tên lửa này để bắn bọn Tq. Neptune là tên lửa cruise diệt hạm, thuộc loại phòng ngự dyên hải, tức là các bệ phóng tên lửa này lắp trên các xe tải có thể di chuyển liên tục trên bờ. Neptune có thể bắn từ sâu trong đất liền, các bờ biển tới 25km, và tầm bắn tối đa lên tới 300km.

17. Termit bắn Raduga

Hồi còn mồ ma Liên Xô, ngày 16 tháng Tư năm 1987, trong một cuộc tập trận bắn đạn thật (VTV hồi đó còn chiếu phim tư liệu về cuộc tập trận hàng khủng này), hải quân Liên Xô dùng tàu khu trục tên lửa Musson, lớp Nanuchka để thử nghiệm khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm. Họ dùng tên lửa rẻ tiền P-15 Termit (П-15 “Термит”) của Cục hàng không Raduga (Радуга) để bắn thử. Ai ngờ bắn phát cháy mẹ tàu mình.

Raduga ở VN nhiều người biết, nghĩa của nó là Cầu Vồng. Lộn cầu vồng vộng luôn một tầu. Còn termit nghĩa là con mối.

18. Moskva bị bắn thế nào

Ở trên, phần nói về Stavka (Ставка) có nói việc Tổng tham mưu nằm trong BQP là rất có vấn đề. Sau vụ soái hạm Moskva bị bắn chìm thì ý này lại rõ ràng hơn.

Putin cho bắt 20 tướng lĩnh thuộc Bộ tổng tham mưu Nga (và cái bộ phận tối quan trọng này lại nằm trong Bộ quốc phòng Nga). Các tướng bị bắt vì tội biển thủ tiền nâng cấp hải quân Nga (tiền này thuộc quỹ chuẩn bị chiến tranh xâm lược Ukraine). Tổng quỹ khoảng 10 tỷ đô la và nhóm tướng lĩnh này được cho là đã ăn 7 rúp trên mỗi 10 rúp chi ra để nâng cấp hạm đội. (Many đô đốc Hiến trong quân đội Nga, và many tướng tá Nga trong quân đội ta chưa bị lộ.)

Chiến hạm Moskva là một trong những chiến hạm mạnh nhất thế giới. Nó là chiến hạm lớn đầu tiên bị bắn chìm kể từ Thế chiến 2 (1945). Nếu tính riêng với hải quân Nga thì nó là chiến hạm lớn đầu tiên bị bắn chìm kể từ chiến tranh Nga Nhật (1904-1905). (Nga từng mất tàu chiến lớn nhưng là đỗ trong cảng và bị máy bay Đức ném bom. Sau 1945 Argentina mất một con tuần dương hạng nhẹ do hải quân Anh bắn bằng tàu Ngầm. Nga cũng mất một con tàu lớn khác năm 1955 do đâm vào thủy lôi do Đức thả từ hồi thế chiến. Tuy nhiên, Moskva vẫn là con tàu lớn (tầm cỡ thế giới, hic) hiếm hoi bị bắn trong chiến tranh.

Chiến hạm Moskva có hỏa lực mạnh đến mức một mình nó có thể khống chế toàn bộ phía bắc Biển Đen. Tức là, chỉ cần mình nó bơi đi bơi lại ở khu vực này là cảng Odessa của Ukraine hoàn toàn bị phong tỏa. Chưa kể căn cứ Sevatopol nằm ở phía dưới có thể bắn tên lửa phủ kín vùng biển này. Hệ thống radar và tên lửa phòng không của Moskva đủ mạnh để bảo vệ cả hạm đội, nhưng nó vẫn có tàu hộ vệ, và nó đóng vai soái hạm.

Có tin phân tích nói rằng trên tàu có chỉ điểm làm cho Ukraine. Lý do thế này.

Bắn một con tàu chiến không dễ chút nào. Biển mênh mông và… mặt biển cong. Con tàu ở giữa biển khơi một mình, xung quanh nó là vòng tròn chân trời (do mặt biển cong), bán kính tầm 50km. Bất cứ tên lửa hay tàu thuyền nào xuất hiện ở chân trời (đi từ ngoài vào vòng tròn này) là bị phát hiện ngay. Đó là từ phía phòng thủ.

Từ phía tấn công, biển rộng mênh mông thế, làm sao biết hôm nay con tàu đó sẽ đi vào khu vực nào để mà chuẩn bị tên lửa chống hạm đất-đối-hải (các tên lửa này là mobile, đặt trên xe tải chuyên dụng). Xác định (dự đoán) sai hải trình, là không cách gì bắn nổi. Vì bắn tàu chiến từ bờ, là phải bắn từ rất xa (hơn 100km).

Các phân tích thực tế hơn, cho rằng chẳng có gián điệp nào ở trên tàu, mà nếu có thì lộ ngay vì để đánh dấu mục tiêu thì tên gián điệp này phải có thiết bị phát sóng hoặc laser, hoặc máy định vị vệ tinh.

Thay vào đó, tình báo Mỹ dùng vệ tinh theo dõi hải trình của con Moskva cả tháng này và báo cho Ukraine. Điều ngớ ngẩn là, con tàu này hóa ra chỉ đi ra đi vào, từ cảng Sevastopol ở Crime đi ra biển rồi lại đi vào. Hải trình rất đơn giản và không thèm thay đổi.

Nó chưa bắn phát nào. Chỉ đi đi lại lại oai vệ như ông tướng bụng phệ. Mỗi lần đi luôn có tàu hộ vệ. Hóa ra con tàu này dát chết. Nó có uy lực khủng nhưng toàn vũ khí hải-đối-hải, nhiệm vụ của nó là tiêu diệt tàu khác, kể cả tàu sân bay Mỹ nó cũng chén được. Nhưng nó không có tên lửa hành trình để bắn vào đất liền. Trên bờ mà bắn ra, là nó chịu chết không bắn lại được.

Còn con hỏa tiễn hành trình Neptune mới là sự kỳ diệu. Nó là tên lửa chống hạm phóng từ bờ ra. Trước chiến tranh các thông tin Ukraine leak ra toàn là hỏa mù. Dẫn đến Moskva (cả con tàu lẫn thủ đô) đều không để ý đến Neptune. (Còn từ hôm qua, Cục Thiết Kế Luch, nơi sản xuất Neptune đã nổi tiếng toàn cầu, dự đoán là các hợp đồng vũ khí của họ sẽ vọt lên.)

Con Neptune có thể bắn từ cách mục tiêu tới 300km (chứ không phải 100km như tin hỏa mù). Nó có thể bay thấp cách mặt nước biển chỉ 5m để né radar của địch (thuật ngữ chỉ cách bay này là sea skimming, bay lướt bọt sóng). Cách mục tiêu khoảng 50km, tức là từ rất xa, sát bên ngoài đường chân trời, nó có radar để nhìn thấy mục tiêu. Trước khi bật máy tìm mục tiêu, con Neptune này được dẫn đường bằng vệ tinh, drone và đặc biệt là radar của trạm phóng tên lửa. (Người ta cho rằng hải quân Ukraine dùng hẳn con Bayraktar TB-2 để làm drone trinh sát, kết nối tín hiệu về xe chỉ huy tên lửa, và làm chim mồi nếu cần để cứu tên lửa Neptune.)

Phần điện tử của trạm phóng và của Neptune cực kỳ xuất sắc. Phần chỉ huy nó dùng sóng cao tần NVIS để tránh bị radar của đối phương phát hiện (bắn trả) và phá sóng (kể cả địch dùng vệ tinh để phá). Phần dẫn đường, con Neptune bắn theo cặp đôi, hoặc cả chùm nối đuôi nhau, tự chúng nó liên lạc với nhau ở pha cuối để báo tin cho nhau về mục tiêu (nó có radar bắt sóng phản xạ từ mục tiêu). Có khả năng cao là con Neptune đầu tiên đã bị hệ thống phòng không tầm gần CIWS của tàu Moskva đánh chặn, nhưng con thứ hai đi ngay sau đấy đã bắn trúng mục tiêu.

(Tàu Moskva bị bắn trong lúc có bão. Do trời mưa bão nên khả năng con radar quét tầm xa và có góc quét 360 độ, MR-800 Voshkod, không nhận ra được con Neptune bay ở chế độ skimming. Còn con radar 3P41 Volna để tìm mục tiêu cho S-300 bắn thì lại chỉ quét góc 180 độ.)

Để hạ gục con tàu khổng lồ như Moskva, lẽ ra phải bắn trúng dăm con tên lửa thì mới ăn thua. Nhưng nhà máy đóng con tàu Moskva là nhà máy của Ukraine (từ hồi mồ ma Xô Viết) nên họ biết các chế độ quét của radar và điểm yếu của nó, để lái tên lửa bắn một phát là trúng; họ còn biết phải bắn vào đâu, chỉ một phát, là con tàu sẽ chết. Như kiểu biết tim ở đâu, đâm một phát dao găm nhỏ, là vĩnh biệt cõi đời.

(Con tàu Moskva choán nước 12 ngàn tấn, đầu đạn Neptune nặng 150kg và bay với tốc độ tương đối chậm, cùng lắm là tốc độ cận âm. Tàu USS Stark của Mỹ choán nước 4 ngàn tấn, bị không quân Iraq bắn hai quả tên lửa Exocet của Pháp, đầu đạn nặng 165kg, mà chỉ bị thương. Thủy thủ đoàn của Stark chết mấy chục người. Còn Nga nói sơ tán được toàn bộ thủy thủ đoàn của Moskva, trong khi tin đồn nói là chết gần hết, chỉ cứu được cỡ 10% thủy thủ, khoảng 54 người.)

19. Moskva cháy do sao

Bị bắn trúng ngay vào phễu tiếp liệu cho động cơ, khoảng ở giữa tàu, bên mạn trái (ngôn ngữ hàng hải gọi là port side).

Chiến hạm Moskva chìm một phần là do tham nhũng. Tất nhiên là đầu tiên là ăn phát tên lửa của Ukraine, nhưng lẽ ra chỉ bị thương nhẹ. Kể cả là khi tên lửa của Ukraine bắn trúng dàn tên lửa trên boong của Moskva và gây cháy thì cũng chỉ bị thương nặng. (Nhiên liệu solid của tầng phóng sơ cấp của các tên lửa nếu bị cháy thì nhiệt độ đủ làm nóng chảy thép.)

Cháy cũng chẳng làm sao vì thủy thủ được huấn luyện chữa cháy rất kỹ. Tuy nhiên lần này thì hệ thống chữa cháy không hoạt động. Hệ thống chữa cháy của tàu Moskva (tên là GAMMA) đã quá cũ và tiền nâng cấp tàu (2015 và 2019) đã bị ăn cắp hết.

Phía Ukraine đã lợi dụng thời tiết xấu để lách tên lửa qua dàn radar tầm xa (có khả năng quét 360 độ) và lách qua góc mù của radar tầm gần (chỉ quét được 180 độ), thậm chí dùng cả BT-2 làm chim mồi để lừa radar. Họ dùng mọi kỹ năng để bắn chính xác ít nhất 1 quả tên lửa vào tàu. (Tên lửa chống hạm thường bắn theo chùm, 1 con bay cao làm trinh sát, truyền tín hiệu cho con thấp hơn, nếu bị bắn thì con bay thấp sẽ bay cao lên để thay thế.)

Nhưng vấn đề là chính con tàu xuống cấp quá, nên trúng tên lửa lẽ ra chỉ bị thương, đằng này chết thảm.

(Tín hiệu cấp cứu phát ra lúc hơn 1 giờ sáng. Nửa đêm, thời tiết xấu, tàu cháy, chắc không thể nào sơ tán hết thủy thủ như Nga thông báo được.)

20. Tham nhũng ở binh chủng thiết giáp Nga

Tham nhũng ở binh chủng thiết giáp Nga.

Tây dùng video và hình ảnh chiến trường để phân tích xe tăng Nga. Họ nhận ra vài thứ kỳ quặc.

Ví dụ ảnh dưới đây. Nó cho thấy xe tăng này không có pháo thủ. Che thế thì bố pháo thủ nhìn thấy gì, cho nên xe này không có pháo thủ. Hoá ra xe tăng Nga (dựa vào nhiều video khác) chỉ có 2 người.

Xe tăng hiện đại của Nga thì tổ tăng có 3 nhân sự. Chỉ huy tăng (kiêm liên lạc vô tuyến và phòng không), pháo thủ, và lái tăng (kiêm tiếp đạn nếu cần). Cả ba đều kiêm cả việc scanning.

Đội hình tăng Nga luôn đi ba chiếc. Mỗi chiếc (do tháp pháo xoay được) sẽ chĩa nòng về một hướng và scan khu vực mình chịu trách nhiệm. Ba chiếc sẽ scan đủ 360 độ.

Thế nhưng các đoàn tăng bị bắn, cũng như các đoàn tăng hành quân, hay dừng nghỉ: tất cả các xe tăng đều quay nòng về một hướng, như đi duyệt binh.

Hoá ra binh chủng tăng tham nhũng kinh hoàng. Trả lương cho 100 lính tăng, nhưng thực tế chỉ có 60 lính, còn 40 lính ảo để sĩ quan chia tiền cho nhau. Tương tự là ăn tiền ở khâu huấn luyện. Kết quả là ra trận thì mỗi xe tăng chỉ có 2 lính tăng + kỹ năng chiến đấu gà mờ. Thế là toi thôi.

Có clip rất nổi tiếng lính Ukraine phục kích rất gần, bắn một phát cháy luôn xe đi trong một đoàn tăng dài. Bọn tây nói nếu đoàn tăng đó đủ nhân sự, được huấn luyện kỹ và thiện chiến thì đám phục kích kia bị phát hiện ngay và bị bắn chết ngay từ đầu.

(Huấn luyện lính tăng khá mất công. Lính tăng cần phải khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần để điều khiển cỗ máy chiến đấu này. Tổ tăng gồm 3 người, họ phải sử dụng rất nhiều thiết bị điện tử (radio, radar), máy tính (điều khiển hệ thống chống tên lửa bắn tăng, hệ thống nạp đạn tự động…), các thiết bị quang học, bao gồm cả thiết bị nhìn đêm, các thiết bị điện tử hỗ trợ tìm và ngắm mục tiêu. Họ phải nắm vững các loại đạn dùng cho pháo tăng, cũng như vận hành pháo, súng máy và súng phòng không, hoặc pháo phản lực, tên lửa nếu có). Do xe tăng bản thân nó là mục tiêu rất to và di chuyển chậm, là mồi ngon cho pháo và tên lửa chống tăng nên tổ lái phải hiểu biết về các loại súng và tên lửa chống tăng để còn đối phó. Cuối cùng, tổ tăng phải phối hợp với nhau cực kỳ nhịp nhàng, gần như là nhắm mắt cũng hiểu nhau, thì mới điều khiển tăng di chuyển và bắn nhịp nhàng trong chiến đấu. Nếu không thì chắc chắn chết.

Xe tăng Nga dùng máy nạp đạn tự động, buồng đạn để ngay dưới tháp pháo, pháo thủ và chỉ huy ngồi trong tháp pháo. Thiết kế này khiến cho tổ tăng giảm từ bốn xuống ba người, tức là giảm 25%, là rất nhiều. Tháp pháo cũng nhỏ gọn lại. Tuy nhiên buồng chứa đạn lại ở ngay dưới, nên Javelin hoặc các đạn chống tăng mà bắn vào thì lính tăng cầm chắc cái chết.)

Thiết kế xe tăng Liên Xô, ví dụ T72, có nhiều lỗi thiết kế mà nhà sản xuất chấp nhận. Xe tăng Liên Xô có tổ lái ít người (3), xe gọn nhẹ hơn, thấp hơn, ít thiết bị điện tử hơn, hệ thống nhìn đêm cũng rất hạn chế. Xe tăng Mỹ, ví dụ, to hơn, nặng hơn, tổ lái cần 4 người. Nhưng nó vận động được xa hơn, tầm bắn chính xác xa hơn, thiết bị điện tử và nhìn đêm tốt hơn. Vỏ cũng dày hơn, an toàn cho lính tăng hơn. Xe tăng Nga thiệt thòi hơn ở mọi mặt, bù lại rẻ hơn và sản xuất số lượng lớn dễ dàng hơn, nhanh hơn, có ưu thế áp đảo số lượng trên mặt trận hơn. Điểm yếu của thiết kế xe tăng Nga (dễ nổ tung nóc) cho đến chiến dịch Bão táp Sa Mạc đã hiện diện. Thế nhưng Nga không xử lý theo cách có thể xử lý được: xe nhỏ, tháp pháo chật chội, nhưng lính tăng không được mặc quân phục bảo hộ chống cháy, không có dụng cụ cứu thương và huấn luyện thoát hiểm và cứu thương đủ tốt.

T72: Nặng 40 tấn, tốc độ tối đa chỉ tầm 30 dặm/giờ, phạm vi hoạt động tầm 290 dặm, tầm bắn chính xác của pháo tăng (125mm) chưa tới 2km, không có khả năng nhìn đêm, không bắn linh hoạt đa mục tiêu và bắn trong khi di chuyển.

M1A1 Abrams: Nặng 70 tấn (vỏ dày hơn, thép tốt hơn, an toàn hơn), tốc độ tối đa hơn 40 dặm/giờ, tầm hoạt động hơn 300 dặm, pháo 120mm nhưng tầm bắn chính xác hơn 3 km, thiết bị điện tử và nhìn đêm tối tân, có 4 lính tăng (làm được nhiều nhiệm vụ cùng lúc hơn).

21. Các vũ khí Mỹ viện trợ cho Ukrain, tại sao

Trong hình là các vũ khí mà Mỹ viện trợ mới đây cho Ukraine. Tại sao lại là mấy thứ này?

Donbas sẽ là trận chiến rất có lợi cho Nga. Tuyến tiếp viện rất ngắn vì sau lưng mặt trận là biên giới Nga. Mặt trận trải rất dài trên bình nguyên khổng lồ. Điều này rất có lợi cho Nga, vì học thuyết quân sự của Nga luôn sử dụng pháo binh và oanh tạc cơ để bắn và ném bom chiến trường kinh khủng trước khi đưa bộ binh lên.

Riêng bắn pháo thì Nga có nhiều súng và đạn để bắn đến phát chán thì thôi. Pháo không bắn chính xác mục tiêu như tên lửa mà bắn theo khu vực. Nga có thể bắn từng km vuông một để cạo phẳng rồi chuyển sang km2 bên cạnh. Cứ thế dọn chiến trường cho bộ binh.

Ukraine kêu gọi viện trợ vũ khí tầm xa là vậy. Trong gói của Mỹ ta thấy:

Đầu tiên là đại bác (pháo) lớn, 155mm, bắn được tầm 20km, với khá nhiều đạn.

Hai hạng mục tiếp theo là radar phản pháo và radar phòng không, loại sử dụng ở cấp tiểu đoàn. Radar phản pháo của Mỹ thuộc loại hiện đại, bên Nga bắn một phát là nó dò ra chính xác vị trí của dàn pháo và chỉ huy pháo của Ukraine bắn ngược lại (phản pháo). Tương tự vậy là dàn radar phòng không.

Hạng mục tiếp theo là máy bay drone cảm tử Switchblade (dao bấm), có thể tự bay ra chiến trường, treo lơ lửng, tìm mục tiêu, rồi lao xuống.

Hiện Mỹ đang train the trainers cho các sĩ quan pháo binh Ukraine để sử dụng pháo 155mm do Mỹ viện trợ (loại này có nhiều phiên bản, ko rõ Mỹ cho Ukraine loại nào).

Như vậy, sau những trận đánh ở cự ly gần mang tính phục kích (như dùng Javelin bắn xe tăng), thì tới đây sẽ là chiến tranh châu Âu kinh điển (dàn quân trên đồng bằng rộng lớn, bắn vào nhau từ rất xa). Sẽ có các màn đấu pháo khốc liệt cũng như tập kích từ trên không (bên Nga là ném bom, bên U là dùng drone cảm tử.)

Sĩ quan pháo binh nổi tiếng nhất thế giới, chắc là Napoleon, sau thành hoàng đế nước Pháp. Lính bộ binh nổi tiếng nhất VN nhờ pháo binh là Tô Vĩnh Diện chèn pháo. Tướng VN đánh trận dùng pháo giỏi nhất là Nguyễn Huệ, sau là hoàng đế Quang Trung. Kẻ thù bắn pháo vào VN dã man nhất là TQ đánh biên giới VN.

22. Ukraine đánh về Izyum, tại sao

Có tin quân Ukraine từ Kharkiv đánh về Izyum nơi đang bị Nga chiếm đóng. Chưa rõ ý đồ của Ukraine, nhưng các nhà phân tích cho rằng họ sẽ bao vây Izyum. Izyum là hub giao thông vận tải của khu vực.

Trên bản đồ (vẽ tay cho nhanh), bên trái là Ukraine đã được giải phóng, bên phải là vùng Donbass đang bị tạm chiếm và là vùng đất mà Putin muốn ly khai hẳn (độc lập hẳn khỏi Ukraine), trong đó có hai thành phố Donetsk và Luhansk. (Ai học tiếng Nga sẽ nhớ đuôi sk=sờ kờ nghĩa là thành phố.)

Trên bản đồ ta thấy tại sao thành phố cảng Mariupol lại rất quan trọng: do vị trí địa lý của nó nối Crimea (ở VN quen với tên gọi khu nghỉ mát Cờ rưm của lãnh đạo Liên Xô) và vùng Donbass. Ta cũng thấy để phá lực lượng chiếm đóng suốt một vùng lớn từ Crimea ngược lên đến Donbass thì việc phải tấn công vào Izyum, từ đó làm bàn đạp phá hoại chuỗi cung ứng của quân chiếm đóng phía sau lưng Donbass (tức là phía tiếp giáp với biên giới Nga) là việc có thể khá là hợp lý.

Donbass nằm ở vùng đất phía đông rộng lớn củaUkraine, cả vùng này tiếp giáp với Nga. Vùng này chịu ảnh hưởng của Nga và chính thống giáo Nga rất nhiều; trái với phía tây thì chịu ảnh hưởng của Ba Lan, Lithunia, Đức và Công giáo La Mã. Donbass nghĩa là Donets Bassin, nghĩa là vùng đồng bằng sông Donets và hạ lưu sông Dnieper. Sông Dnieper ngăn Đông và Tây của Ukraine.

Phía trái trên bản đồ có thành phố Dnipro là thành phố đặt theo tên sông, ở bên bờ sông, và là tận cùng của vùng đất Nga hóa (đây là thành phố thủ phủ của Tân Nga, tức là vùng đất Nga mới do Đế quốc Nga bành trướng qua thời nữ hoàng Caterina. Nó là thành phố lớn thứ ba của Đế quốc Nga, sau Moscow và Saint Peterburg. Thời Liên Xô, nó là trung tâm công nghệ quân sự và vũ trụ.

Đây là lý do mà Putin muốn chiếm bằng được miền Đông của Ukraine, và bây giờ thu nhỏ mục tiêu về Donbass.

Quân Ukraine rất thành công trong việc chống lại quân đội xâm lược bằng cách đánh phân tán (du kích 4.0). Nhưng để tấn công để chiếm lại các vùng đã mất, là việc khác và khó hơn nhiều. Đấy là lý do Ukraine liên tục đòi phương Tây cung cấp các vũ khí tấn công tầm xa.

23. Pháo M777 và đạn M982 Excalibur

Mỹ gửi pháo 155mm gì cho Ukraine, chưa ai rõ. Có người nói là gửi M777 (do Anh sản xuất). Người ta tò mò vì là pháo nó liên quan đến đạn. M777 dùng được loại đạn pháo 155mm tên là M982 Excalibur. Nó là đạn hiện đại, có dẫn đường bằng GPS, và bắn xa tới 40km. Tức là từ Biên Hòa/Bắc Ninh có thể bắn chính xác vào Hồ Con Rùa/Cầu Thê Húc. Sai số chỉ tầm 2 mét.

Vừa rồi có clip quân Ukraine bắn ba phát pháo vào một cái nhà to đùng có quân Nga. Phát đầu rơi sát nhà, quân Nga sợ quá chạy từ ngoài vườn vào trong nhà. Phát thứ hai trúng nhà. Phát thứ ba trúng mép nhà. Bọn tây nói có thể đây là bắn súng cối. Súng cối ở cự ly gần, mà có drone chỉ điểm (ghi chính xác tọa độ) thì cối có thể nã chính xác vào đúng mái nhà.

Trong phim 13 Hours, nói về sự kiện Bengazi (đại sứ Mỹ bị giết và lấy xác, cơ sở CIA bị tấn công) do Michael Bay đạo diễn: Có đoạn bên khủng bố chạy xe hơi đến cổng độ cơ sở CIA, dùng điện thoại để lấy position rồi sau đó một lúc pháo cối nã chính xác vào nóc nhà.

24. Đuôi “pol” ở các địa danh Mariupol, Sevastopol

Đuôi “pol” ở các địa danh Mariupol, Sevastopol có nghĩa là thành phố, gốc của nó là polis (đô thị) trong tiếng Hy Lạp.

Thời Hy Lạp cổ, người dân đô thị ai cũng tham gia vào việc điều hành thành phố của mình, sinh ra chữ “ta politika” (tên sách của Aristotle, politika ở đây là số nhiều), sang tiếng Latin là politica, nay tiếng Anh là politics, còn tiếng Việt gọi là Chính Trị.

Từ thế kỷ 5 và 4 trước Công nguyên, bán đảo Crimea đã là thuộc địa của Hy Lạp cổ, rồi thành thuộc địa của La Mã. Bờ biển này là các tiền đồn quân sự và thương mại quan trọng, để Hy Lạp và sau đó là La Mã kiểm soát thương mại Biển Đen. Do đó thành phố nổi tiếng nhất của Crimea có tên là Sevato-pol. Sau này dân Hy Lạp từ Crimea bị chuyển qua một thành phố cảng khác trên đất liền, bây giờ là cảng Mariu-pol.

Mariupol (Маріуполь) có thời mang tên là thành phố Zhdanov. Vì nơi đây là quê hương của Zhdanov, cha đẻ của tuyên huấn Sô Viết với học thuyết Zhdanov, và là founder của cơ quan tuyên truyền Soviet cấp toàn cầu là Cominform (rất có ảnh hưởng đến TQ và VN). Zhdanov là người tổ chức các đợt thanh trừng lớn, bao gồm cả thanh trừng các nghệ sĩ đỉnh cao của Nga như Shostakovich và Prokofiev.

Hai ngày sau khi Nga ra tối hậu thư lần 2, Mariupol vẫn chưa thất thủ!

25. Trận địa pháo M777

Cho đến hôm nay (24 tháng Tư) vẫn chưa ai biết bên Ukraine bắn trại chỉ huy tiền phương của bên Nga ở gần Kherson bằng vũ khí gì. Chỉ biết là họ tấn công chớp nhoáng từ xa, nhưng thiệt hại của phía Nga là vô cùng đau đớn: hai tướng chết, một tướng trọng thương, khoảng 40 sĩ quan phụ tá chết theo, khoảng 10 xe thiết giáp và xe tác chiến điện tử bị phá hủy.

Khả năng rất cao, có thể là Ukraine dùng pháo 155mm M777 (đọc là M-triple seven) và bắn đạn Excalibur là loại đạn phản lực có dẫn đường. (Hôm nay Canada cũng cung cấp đạn này cho Ukraine.)

M777

Pháo binh hiện đại không chỉ là các khẩu đại bác như ta vẫn nghĩ. Khẩu pháo thì vẫn vậy, nó có hai loại là tự hành (có bánh xe, hoặc xích) hoặc phải dùng xe kéo pháo. Lý do là pháo bắn xong phải di chuyển thật nhanh không địch nó phản pháo là chết. Do đó Mỹ cho Ukraine pháo thì cũng cho kèm cả xe kéo pháo luôn. Việc bắn nhanh rồi chuồn nhanh ra khu vực khác (trong vòng 3-5 phút) đòi hỏi đào tạo phải rất kỹ và tác chiến thành thục (tổ pháo, bao gồm cả radar có gần 10 chiến sĩ).

Việc bắn pháo ngày nay, lính pháo dùng app và iPad để “tính toán phần tử bắn” chứ không còn tính toán bằng tay và các công cụ đơn giản nữa.

Nhưng quan trọng hơn là đạn. Đạn pháo không còn đơn giản là bắn rơi xuống rồi nổ. Vì nếu vậy thì chỉ cần đào công sự nấp xuống, pháo rơi trên mặt đất nổ thoải mái. Các đạn pháo sau này rất đa dạng, có đạn nổ trên không trung, mảnh văng như rải chùm xuống, để có nấp dưới chiến hào cũng chết. Có loại rơi xuống nằm im, người hay xe cộ đi qua mới nổ. Có loại thì hẹn giờ. Rồi có loại bắn cả dàn như grad (nghĩa là mưa đá), ở VN quen với tên gọi Cachiusa. Có loại đạn pháo lại có tác dụng phá mìn do địch gài trên đồng bằng, để quân bộ binh tiến lên sau (đạn pháo dọn mìn của Mỹ mỗi quả có thể dọn được một hành lang ngang 8m dài 100m để bộ binh đi lên).

Trận Donbas được cho là Nga sẽ bắn pháo như điên qua bên Ukraine, trên một mặt trận dài đến 400km. Nhưng mãi vẫn chưa thấy bắn mấy. Có vẻ như, tây phân tích, đạn pháo của Nga dùng cạn kiệt ở Syria mất rồi. Hoặc, chất lượng đạn pháo của Nga suy giảm rất nhanh qua thời gian. Vì thuốc pháo là hóa chất, chưa kể nếu là các đạn thông minh, đạn nổ chậm, đạn hẹn giờ vân vân nó có thiết bị điện tử ở trong, đều nhanh hỏng theo thời gian và thời tiết. (Tương tự vậy là với hỏa tiễn Nga). Nên Nga bắn hỏng và bắn trượt rất nhiều (cả pháo lẫn hỏa tiễn). Pháo của Nga đành bắn đạn ngu (không có dẫn đường, không hẹn giờ, không sensor kích nổ) theo tọa độ/khu vực, như hình dưới đây.

Excalibur là loại đạn phần phóng giống như rocket, đi nhanh và xa. Nó lại có dẫn đường bằng GPS. Còn mục tiêu thì dùng drone có khả năng nhìn đêm để tìm mục tiêu. Drone của Mỹ có khả năng nhìn đêm giỏi đến mức từ chiến tranh Iraq, quân địch ngồi trong xe bọc thép, tắt máy, mà kính ngắm hồng ngoại từ drone vẫn nhìn ra và gọi missile bắn chính xác.

Mà ngần ấy ông tướng với sĩ quan túm tụm ngồi với nhau uống vodka trong vùng Nga tạm chiếm, thì là mồi ngon với các khẩu pháo M777 bắn đạn Excalibur còn gì. Tốc độ bắn của nó tối thiểu là 2 phát/phút, tối đa là 7 phát/phút. Một đại đội pháo có tầm 6-8 khẩu đội. Như vậy một phút nó bắn được tới 35 phát Excalibur vào trại chỉ huy tiền phương của Nga. Sai số có 2 mét. Chết như vậy là còn ít.

Tính ra, trung bình từ đầu cuộc chiến, cứ một tuần là Nga mất một tướng trên chiến trường.

Mục 23 và mục 25 có nói đến độ chính xác của pháo 155mm. Với đạn thường, pháo M777 bắn xa tầm 24km (15 mile) và độ chính xác là 25 mét. Do đó thường sẽ phải bắn vài phát vào một mục tiêu. Hoặc chia ô trận địa/thành phố của đối phương và bắn từng ô một. (Độ chính xác của pháo và bom, tính bằng xác suất bắn vào vòng tròn có bán kính xx mét với tâm là mục tiêu). Với đạn Excalibur thì bắn xa tới gần 40km (24 mile) mà độ chính xác khoảng 6 mét (thậm chí 2 mét như báo chí vẫn ca ngợi).

26. Pháo tự hành AS-90

Anh mới cung cấp cho Ukraine pháo tự hành AS-90 và đạn. Đây là pháo tự hành 155mm.

British soldiers from J Battery, 3rd Regiment, Royal Horse Artillery fire rounds to calibrate their AS90 155 mm self-propelled guns in Basra, Iraq, Aug. 28, 2008. (DoD photo by Pfc. Rhonda J. Roth-Cameron, U.S. Army/Released)

Con này có các chế độ bắn khá đặc biệt. Nó có thể bắn chớp nhoáng dạng bùng phát (burst) khi nguy cấp, trong 10 giây nó bắn được 3 phát, rồi di chuyển. Nếu thuận lợi hơn, nó có thể bắn cấp tập liền 3 phút, mỗi phút 6 viên, hoặc nếu an toàn nó có thể bắn liền tù tì 60 phút, mỗi phút 3 viên.

*

Mỹ cung cấp thêm một gói viện trợ quân sự nữa cho Ukraine, cũng trị giá 800 triệu, trong đó có thiết bị drone đặc biệt tên là Phoenix Ghost. Nó được cho là thiết bị bay cảm tử được thiết kế riêng cho Ukraine. Ngoài ra, trong gói này Mỹ cung cấp them rất nhiều pháo 155mm và đạn pháo.

*

Có những clip quay drone thả lựu đạn chống tăng cầm tay (lựu đạn chống tăng dùng tay ném) vào xe tăng. Đây là các lựu đạn của Liên Xô cũ. Tức là có sự kết hợp giữa chiến tranh hiện đại (drone) và vũ khí cổ lỗ. Vấn đề là drone tự tạo của Ukraine chỉ đủ sức ôm mấy quả lựu đạn đi rồi thả, nhưng kính ngắm của họ và điều khiển từ xa của họ rất tốt, thả phát nào trúng xe tăng phát đấy. Mỗi tội là có clip cho thấy thả đến quả thứ ba thì lựu đạn mới nổ, hai quả đầu xịt.

27. Cục 5 thuộc FSB

Putin bắt hàng loạt sĩ quan ở Cục 5/Tổng Cục 5 (cục tình báo nước ngoài) thuộc FSB (cơ quan tình báo quốc gia) có thể (một phần) là do công tác phản gián yếu kém.

Trong 4 ngày qua có tới 3 hoặc 4 vụ cháy lớn ở các cơ sở quốc phòng quan trọng, mới nhất (vài giờ trước) là cháy kho xăng dầu lớn ở Bryansk. Bên Ukraine không có tên lửa đất đối đất nào bắn đủ xa đến Bryansk. Có khi nào là gián điệp Ukraine cài lại đã tổ chức chiến tranh phá hoại trong lòng địch. Trong các cơ sở quân sự bị cháy có Viện nghiên cứu phòng không không gian, nơi thiết kế các tên lửa SAM và Iskander. (Các cơ sở bị cháy có: Air-Space Defense Research Institute ở thành phố Tver cách Moscow 180km về hướng Tây Bắc; Nhà máy hóa chất Dmitrievsky ở thành phố Kineshma cách biên giới Ukraine 950km ; Công ty Tên lửa Vũ trụ Korolev ở thành phố Korolev.)

Năm 1954 thì Conein để lại rất nhiều kho vũ khí ở dọc sông Hồng và Hải Phòng. Sau đó họ gửi các kiểu gián điệp ra Bắc, từ dạng cán bộ tập kết đến người nhái, để tổ chức các vụ nổ mìn phá hoại. Hầu hết gián điệp đi ra rồi lại đi vào (cùng tàu di cư) vì sợ, hoặc bị bắt (do Phạm Xuân Ẩn báo ra.)

Tổng cục 5 của Nga gọi là tình báo nước ngoài nhưng địa bàn chỉ là các nước ngày xưa thuộc Liên Xô.

Vụ cháy ở kho xăng quân đội Bryansk có thể cũng do máy bay Ukraine bay vào đất Nga rồi bắn tên lửa, như vụ Belgorod ở mục số 9 phía trên.

Bryansk nằm sâu trong đất Nga tới 100km nên thiên hạ rất tò mò là Ukraine bắn thế nào (tên lửa Tochka U của Ukraine ko bay xa được như vậy).

Có khả năng Ukraine dùng drone TB2 của Thổ và ném bom thông minh có dẫn đường laser/gps MAM-C cũng do Thổ sản xuất (loại dùng cho drone, chỉ nặng 7kg).

Drone BT2 điều khiển từ trạm chỉ huy, qua các ăng ten mặt đất. Nhưng bản nâng cấp thì dùng vệ tinh Turksat cũng của Thổ, có thể bay xa tới 300km.

Ảnh lấy từ web của cty sản xuất bom MAM.

28. Kỷ lục bắn Javelin

(25 tháng Tư): Hôm qua Ukraine lập kỷ lục bắn Javelin. Họ bắn cháy một xe tăng cách xa 4km750m. Tức là đứng ở Ngã Tư Sở bắn cháy xe tăng ở Bờ Hồ. Hoặc từ Chùa Vĩnh Nghiêm đến Hồ Con Rùa.

Phi công Ukraina và bộ đội tên lửa Ukraina đã đóng góp rất nhiều công sức trong việc bảo vệ bầu trời Hà Nội và miền Bắc trong các cuộc không chiến với máy bay Mỹ. Tất nhiên họ không được ghi công chính thức, nhưng hàng năm các cựu binh tên lửa từng chiến đấu ở Việt Nam vẫn tụ họp ở Kiyv. Chỉ có các anh phi công là thiệt, họ chỉ được phi công Mỹ nhắc tới.

29. Đảo rắn

Cập nhật thông tin trận tập kích Đảo Rắn. Bên Nga mất: ba dàn tên lửa phòng không loại bắn máy bay, một dàn tên lửa chống tên lửa Strela-10, một hệ thống liên lạc viễn thông, và 42 lính.

30. Pháo hỏa tiễn M270 MLRS bắn trại chỉ huy ở Zabavne

Hôm qua Ukraine dùng dàn pháo hỏa tiễn M270 MLRS (tương tự như cachiusa) bắn đạn có dẫn đường vào trại chỉ huy ở Zabavne gần Izyum làm chết ít nhất một tướng, 30 xe cộ (trong đó có ít nhất 10 xe bọc thép). Video cho thấy nhiều phát pháo bắn cực kỳ chính xác, các phát bắn trượt cũng không đi quá xa. Đạn pháo hỏa tiễn có dẫn đường Guided MLRS Unitary có thể đi xa 70 km, loại Extended-Range (ER) Guided MLRS có thể đi xa tới 150km.

31. Lựu đạn chống tăng thả từ drone: RGK-1600

Các băng đảng ma túy sử dụng các drone dân sự bình thường để vận chuyển và thả các kiện ma túy nhỏ xuống điểm giao hàng. ISIS cũng dùng drone để thả các quả bộc phá nhỏ xuống các đơn vị an ninh Iraq (cảnh sát có vũ trang) ở Mosul. Nay Ukraine cũng làm vậy. Các đơn vị Aerorozvidka sử dụng drone để thả các quả bom (drone bomb) xuống các xe vận tải và cả xe thiết giáp của Nga. (Xem mục 4 phía trên về Aerorozvidka.)

Bom được chế lại từ lựu đạn chống tăng RGK-3 của Liên Xô. Lựu đạn chống tăng này có từ những năm 1950, nó là lựu đạn ném tay. Sau khi giật chốt và ném, chuôi lựu đạn bung dù hãm nho nhỏ, để quả lựu đạn rơi thẳng góc từ trên xuống xe tăng địch. Khoảng cách ném hiệu quả tầm 20-25 mét.

Xưởng công binh Kyiv (Kyiv Arsenal) chế lại thành drone bomb có tên gọi RGK-1600. Chủ yếu là thay đuôi lựu đạn ném tay thành đuôi lựu đạn vây cá và bỏ dù hãm đi. Đuôi vây cá này được sản xuất bằng cách in 3D. RGK-1600 có thể ném chính xác vào mục tiêu có bề ngang 1 mét, từ cao độ 300 mét. Aerorozvidka post khá nhiều video ném bom kiểu này lên mạng.

Drone ném lựu đạn của Ukraine là loại “octocopter” phổ thông, tầm bay vài chục km, điều khiển từ xa qua sóng vô tuyến đơn giản (tức là không qua vệ tinh). Trước chiến tranh, các drone này do Aerorozvidka sản xuất bằng tiền gây quỹ qua crowdfunding.

32. Pháo 2S7M Malka, Cối 2S4 Tyulpan, Trực thăng Ka-52 (của Nga)

Quân đội Nga vừa công bố họ đưa vào chiến trường một số vũ khí thực sự là hàng khủng, chứ không phải tên lửa siêu bội âm bắn mấy phát thị uy rồi im.

Đầu tiên là pháo tự hành hạng nặng 2S7M Malka. Malka tiếng Nga là hoa mẫu đơn. Con này bắn đạn 203mm (so với đại bác NATO hạng nặng chủ yếu là 155mm).

Bên cạnh pháo tự hành, Nga đưa vào cả cối tự hành 2S4 Tyulpan. Tyulpan nghĩa là hoa tuy líp. Xem ảnh sẽ thấy nhìn thì như xe tăng, nhưng lúc bắn thì nòng hạ xuống đất như súng cối. Cối là pháo hạng nhẹ, đạn nhỏ, bắn cầu vồng rất cao (do nòng dựng thẳng). Nhưng 2S4 Tyulpan bắn đạn 240mm. Thường thì cối bắn gần và bắn đạn ngu. Khẩu cối này bắn rất xa, và có cả đạn dẫn đường laser. Đạn thường của nó bắn được gần 10km, đạn đặc biệt của nó bắn được 20km. Đầu đạn của cối này có thể có cả đầu đạn hạt nhân chiến thuật. (Đạn của nó rất nặng, hàng tạ, nên bắn rất chậm, phút một phát, phát một phút.)

Trong tuần đầu chiến tranh, do dự tính đánh thần tốc và mở cầu hàng không vào sân bay Homostel gần Kyiv cộng với… kẹt xe nên pháo binh Nga mắc kẹt hết phía sau. Pháo binh Ukraine, do không sợ phản pháo nên thả sức tấn công sân bay, giết hết lính Nga đổ bộ qua cầu hàng không, cũng như bắn pháo và cối vào xe tăng Nga khi các xe này đi vào đô thị, góp phần đưa Ukraine đến thắng trận Kyiv. Ở giai đoạn 2, trận Donbas, Nga mạnh hơn hẳn về pháo binh, trong lúc pháo và radar Mỹ viện trợ cho Ukraine chưa tới. Thế nhưng trong 8 năm qua, Ukraine đã có hệ thống hầm hào công sự tương đối tốt, các pháo 122mm và 152mm của Nga pháo kích không ăn thua. Nay Nga đưa hai loại pháo và cối hạng nặng ra chiến trường.

Nga cũng đưa máy bay trực thăng chiến đấu Ka-52 rất hiện đại và đắt tiền ra tiền tuyến để tấn công vào các sở chỉ huy quân Ukraine. Máy bay của Nga rất dễ nhớ, hoặc có chữ Mi ở đầu, hoặc chữ Ka. Máy bay trực thăng chiến đấu Ka-52 (hoặc bất cứ Ka-xx nào) đều rất dễ nhận diện: nó không có cánh quạt ở đuôi. Thay vào đó động cơ chính của nó có hai cánh quạt quay ngược nhau. Thường thì các trực thăng chỉ có một cánh quạt lớn. Do khi cánh quay, nó tạo ra lực xoắn (torque) làm thân máy bay bị xoay tròn, nên phải có cái cánh quạt nhỏ gắn ở đuôi để cân bằng lại. Máy bay Ka có hai cánh quạt chính, quay ngược chiều nhau để triệt tiêu lực xoắn (gọi là hệ thống đồng trục ngược). Thiết kế này làm cho máy bay linh hoạt hơn, cân bằng hơn, bốc lên nhanh hơn. Nhưng rất khó sản xuất. (Cánh quạt trực thăng không gắn trên trục cố định, mà trục này nghiêng được, nếu nghiêng về phía nào thì bay về phía đấy, không nghiêng thì máy bay treo lơ lửng tại chỗ). Đến nay có vẻ như chỉ có Nga sản xuất được máy bay chiến đấu loại này. Ka còn có cánh cứng chìa ra hai bên để gắn tên lửa. Phi công có ghế nhảy dù như phản lực. Khi bấm nút nhảy dù, có thuốc nổ nổ gãy cánh quạt, rồi ghế nhảy dù mới phóng lên.

33. Phương diện quân, Tập đoàn quân/Lộ quân, Quân khu

Tổ chức của quân đội Việt Nam chịu ảnh hưởng của các học thuyết quân sự khác nhau: Xô Viết (Phương diện quân, Tập đoàn quân), Tàu Tưởng (Lộ quân), Anh-Mỹ (Quân đoàn) và Anh/Pháp/châu Âu (Sư đoàn). (Xem thêm mục 13, Stavka, ở trên). Nhưng do địa hình của Việt Nam chỉ có các vùng đồng bằng chật hẹp, lắm đồi núi, sông ngòi, nên tổ chức của quân đội Việt Nam không có: phương diện quân (front, tức là mặt trận), tập đoàn quân (field). Các binh chủng của VN cũng nghèo, lạc hậu. Quân đội chính quy cũng chưa đủ đông để làm theo Liên Xô Trung Quốc. Sĩ quan thì đã hiếm lại còn hay vào lò.

Chiến tranh thế giới 1,2 ở châu Âu họ đánh nhau trên đồng bằng rộng lớn, các mặt trận trải dài hàng trăm cây số (200km) và sâu hàng chục cây số nên Hồng quân Liên Xô tổ chức thành các phương diện quân (方面軍, фронт, front: phương diện nghĩa là khía cạnh, ở đây là nói về (bốn) mặt đối diện với địch, thường sẽ có bốn phương diện quân là đông tây nam bắc). Về bản chất, phương diện quân là quân đội tác chiến bằng “binh chủng hợp thành” (combined arms). Phương diện quân chỉ là hình thức để quản trị đội quân lớn có tới hàng trăm ngàn lính, nó là cái ô lớn để quản lý một vài đội quân chiến lược (quy mô rất lớn) để thực hiện các chiến dịch chiến lược. Các đội quân này được gọi là Tập đoàn quân (field army). Đến lượt các tập đoàn quân, nó bao gồm các Quân đoàn (corps) hoặc nhiều đơn vị tiêu chuẩn là sư đoàn.

Cho đến chiến tranh thế giới thứ 2, Anh Mỹ cũng có tổ chức đến cấp field army, ví dụ Tập đoàn sông Rhine (British Army of the Rhine) hoặc Tập đoàn quân Potomac (Army of the Potomac). Sau này các tập đoàn quân, do có chữ field hàm ý là quân đội đánh bộ nên Mỹ có các tập đoàn quân tính theo binh chủng: air army (không quân), fleet (hải quân).

Tàu thì có Lộ quân (Route army) tương đương Tập đoàn quân. Họ đánh theo số. Bát lộ quân (lộ quân số tám) của Tưởng ở Quảng Đông, còn Bát lộ quân của Mao gần gũi với quân đội VN hơn, với chỉ huy thân quen là Chu Đức, Diệp Kiếm Anh. Thiếu tá Hồ Quang thuộc Bát lộ quân này. Ngôi nhà nơi thiếu tá Quang làm việc, ở Quế Lâm, nay là bảo tàng. (Link: http://baolamdong.vn/hosotulieu/201404/nhung-nam-thang-bac-ho-o-que-lam-2323703/).

Ngày nay do công nghệ phát triển, vũ khí hiện đại hơn, thông tin liên lạc hiện đại hơn, trinh sát, quân báo tốt hơn,… thì binh chủng hợp thành quy giản xuống cấp tiểu đoàn, gọi là BTG (Battalion tactical group). Trung Quốc và Nga đều đi theo cách làm này của Mỹ, vì nó rất linh hoạt trong chiến đấu.

Các BTG của Nga đánh Ukraine lại thuộc các cấp quản lý rất lớn goi là Quân khu (District). VN cũng đang dùng mô hình quân khu như vậy. Tuy nhiên chiến trường Ukraine cho thấy BTG của Nga yếu kém. Có nhiều lý do, lý do quan trọng nhất đó là ở Mỹ các sĩ quan cấp dưới rất độc lập tác chiến, họ tự quyết, tự xoay xở trên thực địa. Nga vẫn là chỉ huy từ trên cao xuống, ở dưới “quân lệnh như sơn” cứ thế làm theo, bất chấp thực tế chiến trường chuyển biến thế nào. Tức là, ngay cả trong quân đội, khi ra trận người ta cũng cần không gian dân chủ.

Trong ảnh là Nguyên Soái Liên Xô Andrei Yeryomenko. Ông này là người Ukraine. Liên Xô có tầm 20 chục ông nguyên soái (có vài ông là tự phong cho vui như Stalin), trong đó có độ 6 ông là Ukraine. Các ông Ukraine đều là lính chiến thực sự (Lê Trọng Tấn của Ukraine). Ông Andrei Yeryomenko là tư lệnh của nhiều phương diện quân nổi tiếng, trong đó có phương diện quân Stalingrad, phương diện quân Baltics. Sau chiến tranh thì ông làm tư lệnh quân khu Karpat vân vân. Lúc chết thì được đặt tro ở bức tường Kremlin.

34. Phần mềm gọi pháo GIS -Arta của Ukraine

Phần mềm “GIS -Arta ” của pháo binh 4.0 Ukraine rất độc đáo: tìm mục tiêu, giao nhiệm vụ, bắn… bằng thuật toán tương tự Uber. Grab.

Thường thì để nã pháo vào quân địch, đơn vị pháo phải di chuyển đến vị trí thích hợp rồi sắp xếp các khẩu đội của mình thành “trận địa pháo” (tiếng Anh đều gọi đơn vị và trận địa pháo là battery). Xác định phần tử bắn, bắn, xong rồi té ngay. Tiếng Anh gọi là Shoot-and-scoot (Chơi xong té luôn) để tránh bị phản pháo. Các khâu dàn trận địa, bắn, bỏ chạy mỗi khâu chỉ kéo dài vài phút. Tất cả các pháo trong đơn vị đều cùng loại, lý do là để dùng chung một loại đạn.

Bên Ukraine có nhiều loại pháo và để phân tán khắp nơi. Phần mềm Arta sử dụng GIS (Geographic Information System: Thông tin địa lý) kết hợp với trinh sát điện tử (vệ tinh, drone, radar, lính trinh sát… và kết nối starlink của Elon Musk) để tìm mục tiêu (khách đi taxi) và kết nối với khẩu pháo thuận tiện nhất quanh đó (taxi) rồi gửi request cho lính pháo. Lính pháo cũng có app trên iPad như lái xe Uber/Grab, mở ra nhìn thấy “khách hàng” và cứ thế nã đạn.

Thường thì “gọi pháo bắn” mất cả chục phút, với phần mềm Uber-Pháo, lính Ukraine chỉ mất vài chục giây là bắn được rồi.

(Ở chiến trường VN thì hay dùng từ gọi phi pháo, nhiều trường hợp phi pháo bắn từ tàu hải quân Mỹ vào đất liền. Thời gian gọi pháo đến lúc pháo bắn tới nơi là khoảng 15 phút ở chiến trường miền nam. Ở Iraq thì lâu hơn. Thời gian lâu là vì phải có kiểm tra để tránh bắn nhầm vào quân ta.)

Radar để phản pháo.

35. Chiến tranh tuyên truyền

Ba cuộc chiến tuyên truyền

Ngay khi cuộc chiến bùng nổ, chiến lược truyền thông của Ukraine cực kỳ đơn giản: lấp đầy thông tin (của mình) đến tận chân trời.

Nhưng lấy đâu ra nhiều thông tin đến vậy. Họ chấp nhận sản xuất ra tin, kiểu Lê Văn Tám. Lập luận của họ là: phải chiếm lĩnh toàn bộ không gian tuyên truyền cái đã. Tin bịa chỉ vài ngày sẽ bị bóc mẽ, do đó chỉ dùng các tin bịa kiểu Lê Văn Tám vì các tin này dù có bị bóc mẽ, thì giá trị hun đúc lòng yêu nước chiến đấu chống ngoại xâm mà các câu chuyện bịa ấy tạo ra vẫn còn lại. Và người ta sẽ quên fake news ngay, khi các tin thật (nhất là tin quay video) lấp đầy chỗ trống.

Sau đó thì đúng là Ukraine không bịa tin nữa, mà thay thế bằng đủ các loại clip quay được từ chiến trường. Cộng với tài diễn thuyết của tổng thống và hoạt động ngoại giao chóng mặt của phương Tây.

Bên Nga một mặt là thua ngay từ đầu chiến trường truyền thông quốc tế, mặt khác thì họ chủ yếu dồn sức vào tuyên truyền nội địa.

Mấu chốt phản tuyên truyền của phương Tây nhắm vào Nga là tìm mọi cách, trong đó quan trọng nhất là kìm Ukraine không cho bật lại quá dữ dội (tức là không cung cấp hàng nặng luôn và ngay cho quân đội Ukraine, không lập vùng cấm bay…) để tránh cho Putin thay đổi narrative tuyên truyền về cuộc chiến. Nếu narrative đang từ chiến dịch đặc biệt để giải trừ phát xít ở Ukraine mà đột ngột chuyển sang thành narrative về một cuộc chiến tranh mà toàn bộ phương Tây đang chống lại nước Nga và dân Nga, thì lúc đó mọi sự không thể kiểm soát được.

Cho đến khi Putin đọc bài diễn văn ở duyệt binh, thì phương Tây có thể thở phào vì Putin đã không chuyển làn narrative, thậm chí còn rụt lại. Có thể nói phương Tây đã cao tay hơn Nga: a) trong cuộc chiến tuyên truyền (cho Ukraine), và b) kiểm soát phản tuyên truyền của Nga không để Nga đi quá ngưỡng tâm lý, trở nên quá đà và quá khích.

Trong đó phần b) thuộc về chiến tranh tâm lý cao cấp, là việc rất rất khó làm, nhất là đối thủ của họ là Putin. Thế mà Mỹ Anh, đến thời điểm này, đã cùng nhau làm tương đối chuẩn.

36. Tên lửa siêu bội âm AGM-183A

Khi Toyota bán chiếc xe hơi (có lẽ là Camry) đầu tiên được sản xuất trên đất Mỹ, quảng cáo của họ có ảnh chiếc xe và nói chiếc xe này trị giá 2 tỷ đô la. (Đại khái tổng đầu tư nhà máy Toyota ở Mỹ để sản xuất xe là 2 tỷ đô la.)

Mỹ hôm nay lần đầu tiên phóng thử thành công tên lửa siêu bội âm (hypersonic) AGM-183A từ máy bay B-52 sau ba lần thử thất bại. Theo cách hiểu thông thường trong tiếng Việt thì siêu (super) là nhất rồi, nhưng trong tiếng Anh còn có hyper lại còn hơn cả super; nên hyper còn được dịch là “siêu bội”. Mày đã siêu-nhất rồi, tao còn siêu-gấp-bội. Supersonic (siêu âm) thì vận tốc thường gấp từ 1 đến 4 lần tốc độ âm thanh. Hypersonic là gấp từ 5 lần trở lên. (Tốc độ âm thanh trong không khí là 1225km/giờ. Bay HN-SGN mất tầm một tiếng.)

Giá bán tên lửa siêu bội âm cho bộ quốc phòng Mỹ, chiếc đầu tiên là 46.6 triệu đô la.

(Nga đã bắn vài phát siêu bội âm ở Ukraine, nhưng nhiều người cho rằng siêu bội âm của Nga là bốc phét, không thực sự là siêu bội âm. Siêu bội âm tức là khi đạt được tốc độ Mach 5, nó còn phải bay thực sự một quãng đường dài với vận tốc này. Tên lửa Nga chỉ đạt vận tốc này ở khúc cuối. Ngoài ra nó còn phải có khả năng thay đổi quỹ đạo (uốn lượn), mà uốn lượn ở vận tốc rất lớn như vậy rất tốn năng lượng và giảm độ chính xác. Tên lửa Nga cũng không uốn lượn vòng vèo được. Tên lửa siêu bội âm rất khó đánh chặn vì nó bay rất nhanh và uốn lượn từ khi ở xa mục tiêu, tên lửa Nga không được như vậy.

37. Decentralized Society (DeSoc): Xã hội phi tập trung

Anh Vitalik, người tạo ra đồng crypto Ethereum mà nay trở thành một trong hai nền tảng tiền mã hóa quan trọng nhất, mới tung ra một paper viết chung với hai cộng sự khác. Tên paper là ” Decentralized Society: Finding Web3’s Soul”, có thể download ở đây.

Bài nghiên cứu bắt đầu bằng lời đề tựa của… Lão Tử hehe: Đạo là chỗ ẩn náu của vạn vật, là vật quí của người tốt, chỗ nhờ cậy của người không tốt. (Đạo giả vạn vật chi áo, thiện nhân chi bảo, bất thiện nhân chi sở bảo.) Lý do một phần là trong tiếng Anh các tác giả thay vì dùng chữ “Tao” tức là phiên âm của “đạo” thì họ dùng chữ DAO vốn là khái niệm rất quan trọng của blockchain: Decentralized Autonomous Organization – Tổ chức tự trị phi tập trung.

Tổ chức phi tập trung là chỗ ẩn náu của vạn vật, là vật quí của người tốt, chỗ nhờ cậy của người không tốt.

Bài nghiên cứu này gợi ý về một thứ tương tự như Defi (Decentralized Finance, tài chính phi tập trung), đó là DeSoc (Decentralized Society). Để làm được như vậy, các tác giả đề xuất một đồng token có tên là soulbound (SBT).

Một tác giả của nghiên cứu, cô Puja Ohlhaver, viết trên twitter:

“Nghiên cứu này thảo luận về cách thức có thể sử dụng “Soulbound Token” để đưa cộng đồng Web3 tiến nhanh tới xã hội phi tập trung (Decentralized society: DeSoc).

[việc sử dụng soulbound token STB] không có khả năng giao dịch [tức đồng tiền mà ta chỉ có thể tích lũy, không đem ra tiêu xài] sẽ giải quyết sự thiếu vắng “social trust and check” trong cộng đồng Web3 hiện nay.”

Nói dễ hiểu hơn, đây là hệ thống chấm điểm tín dụng (credit score), nhưng bên chấm điểm không phải là các định chế (ví dụ ngân hàng, hoặc nhà nước như ở TQ), cũng không phải là các công ty third party (như Trusting Social mà Masan mới đầu tư vào) mà là cả một cộng đồng phi-tập-trung. (Phi tập trung ở đây, theo tiếng Việt hiện nay, có nghĩa là phi trung ương, không có quyền lực trung ương nào quyết định bất cứ cái gì, mà tất cả xã hội cùng quyết; thống qua nền blockchain.)

Hệ thống chấm điểm tín dụng kiểu cũ có thể gọi là chấm điểm web 2.0, còn hệ thống mới này sẽ là web 3.0.

Nghiên cứu của Vitalik và hai vị cộng sự kia còn viết về mặt kỹ thuật thì hệ thống này sẽ vận hành thế nào. Trong đó SBT là một NFT chỉ nhận được, nhưng không đem trao đổi được (non-transferable NFT). Người nhận SBT xong thì token này sẽ nằm ở Soul wallet mãi mãi.

Nghiên cứu cũng đưa ra các ví dụ. Trường đại học trao bằng cho ai, thì drop cho người này một SBT. SBT này không thể transfer qua ai khác được nữa. (Trường đại học ở đây có vai trò là SBT allocator). Một cá nhân nỗ lực làm một việc gì đó, ví dụ tham gia một hội thảo khoa học hoặc hăng say làm các việc về môi trường,… đều nhận được SBT. Giá trị của nó là ở phần credit, cho cả trình độ văn hóa, bằng cấp, thâm niên, kỹ năng và cả các hoạt động xã hội.

38. M270 MLRS và M142 HIMARS

Mỹ đang định cấp cho Ukraine  các dàn phóng tên lửa (rocket) MLRS (tương tự ca-chiu-sa mà ta quen thuộc). Các MLRS (Multiple Launch Rocket System) này có thể bắn cả pháo phản lực (đạn rocket) xa tới 70km và bắn cả hỏa tiễn (missile) xa tới 300km. 

(Đạn rocket, là vì đạn pháo và đạn tăng nó có phần đạn phóng ở các tút riêng và đầu đạn riêng. Khi bắn mới ráp vào. Xe tăng của Nga làm việc này hoàn toàn tự động.)

Lý do là ở Donbas, quân Nga vì một lý do tài tình nào đó đã vận chuyển được pháo và đạn (những vũ khí tối quan trọng trong học thuyết chiến đấu của Nga) tới tiền tuyến và nã cho bên Ukraine chóng hết mặt. Pháo rất nặng, nhưng bắn tầm 1200 phát là phải bỏ (nòng pháo chịu được khoảng 1200 lần nổ, mà lần nổ nào cũng cực mạnh cũng như toác nòng đến nơi). Đạn pháo rất nặng, một đơn vị pháo bắn ào phát chưa đến 1 phút đã mất tầm 1 tấn rưỡi đạn rồi. Nên phải chở hàng ngàn tấn (hoặc hàng chục ngàn tấn) đạn và pháo bổ xung ra mặt trận. Thế mà Nga nó chở được mà không bị Ukraine phát hiện và bắn phá, thế mới tài.

Giờ Ukraine cần hỏa lực bắn xa hơn 40km (là tầm bắn của pháo 155mm), ví dụ 70km-300km để đẩy các trận địa pháo của Nga lùi ra xa hơn nữa, hoặc bắn các đoàn tàu chở đạn từ khi mới qua biên giới. Rồi mới chiếm lại được đất bị mất.

MLRS mà Mỹ định cho Ukraine là M270 MLRS (chạy xích) và M142 HIMARS (bánh lốp). (Bánh lốp nên chạy nhanh, HIMARS: High Mobility Artillery Rocket System) .

Cả hai dùng chung đạn phản lực (có dẫn đường) và hỏa tiễn. Hỏa tiễn của nó có tên MGM-140 ATACMS bắn xa tới 300km, trần bay 50km, có dẫn đường GPS và quán tính. (ATACMS: Army Tactical Missile System).

39. Ukraine bắt đầu phản công?

Sau nhiều tuần nằm yên chịu đựng pháo binh Nga bắn như mưa đạn, và để mất thêm đất về tay Nga, hôm qua Ukraine bất ngờ bắn chết thêm hai tướng Nga là Roman Kutuzov và Roman Berdnikov. Trong đó Kutuzov được coi là tướng rất tài năng của Nga, và bị bắn chết ở Popasna.

Popasna là một mũi đất mà từ vùng đất Luhansk do Nga kiểm soát, Nga đánh từ Đông qua Tây để thọc sâu vào trong vùng Luhansk do Ukraine kiểm soát. Nôm na thì Pospana là rẻo đất nối từ vùng tạm chiếm (phía Đông) đi sâu vào trong vùng tự do (phía Tây). Từ đây có thể đánh ngược lên phía Bắc để kết nối với Severodonetsk là thành phố mà hai hôm trước Nga mới tuyên bố chiếm được 100% còn Ukraine nói chiếm ngược lại được 20%)

40. Mặt đất sau mưa đạn

Cánh đồng ở Tây bắc Slovyansk, 6 tháng Sáu, sau khi bị Nga pháo kích.
Hố bom rộng 40 mét ở một khu building ở Dovhenke, ảnh ngày 6 tháng Sáu 2022.

41. Top Gun: Maverick

Top Gun (Maverick). Cuối cùng đắn đo một hồi vẫn đi xem, xem Tom Cruise của Top Gun và để tưởng nhớ đến Tony Scott.

Trong phim này, Maverick (Tom Cruise) đã già đi rất nhiều. Chắc vì tiêm botox nhiều nên mặt đơ, khó diễn bằng cơ mặt, cho nên có ít nhất là 4 lần các nhân vật khác nhau, ở các tình huống khác nhau, bảo Maverick là “bỏ cái kiểu mặt ấy đi”, thì Maverick trả lời: “tôi/anh có mỗi kiểu mặt ấy thôi”. Cũng là một kiểu tự diễu mình, giờ chỉ diễn được một kiểu mặt.

Già đi, làm phi công mấy chục năm, nhưng trong phim người ta vẫn gọi Maverick là Captain. Đó là vì anh là phi công của Navy. Sĩ quan Navy bậc 0-6 vẫn là Captain. Phiên qua lục quân thì 0-3 là captain, còn 0-6 là Colonel rồi. Tuy nhiên áo sĩ quan của Maverick vẫn là áo đại tá. (Khi McCain bị bắn rơi ở HN, người ta bảo ông ấy là không quân, ông ấy sửa lại: Tôi là Hải quân.)

Các phim gần đây, phim nào cũng có cảnh Tom cởi trần, khoe thân (biểu hiện của bệnh phô dâm thể nhẹ). Chắc chắn Tom tập thể dục, nhịn ăn, và cả chiêu thức hóp bụng khi quay phim để có cơ thể khá ngon như vậy, ở tuổi xế chiều. Thậm chí, có một cảnh rất kinh điển, Tom và các phi công trẻ (phần này có cả phi công nữ, rất woke) cởi trần chơi bóng trên bờ biển. Giai đẹp, đeo kính đen, cởi trần, chơi bóng trên bãi cát, chắc chắn 100% là chị em mê mẩn đoạn này, nhất là các chị em hơi xế chiều. Giai chắc cũng có người mê, vì cảnh này quay rất là đẹp.

Trong số diễn viên từ tập trước, có Val Kilmer (phi công Iceman) tham gia tập này. Val Kilmer ngoài đời vật lộn với ung thư vòm họng từ năm 2015, nên trong phim này anh chỉ đóng một đoạn rất ngắn, và phải nói chuyện với Maverick qua bàn phím, và vài câu thoại dùng máy tính (như Hawking, nhưng ở đây là tái tạo giọng của chính Val Kilmer). Có lẽ ở khúc này, mắt Tom Cruise ngấn lệ, là thật chứ không phải giả vờ. (Phim Mỹ người ta không lồng tiếng, ai cũng phải nói giọng thật của mình, nếu phải hát, họ phải hát thật. Còn chính trị gia thì không nhuộm tóc. Họ có thể nói dối về tất cả mọi thứ, trừ những thứ thượng đế ban cho họ.)

Diễn viên nữ, lần này họ mời Jennifer Connelly. Nàng (sinh năm 1970) không còn đẹp mặn mà như hồi đóng Beautiful Mind cùng Russell Crowe, nhưng nhìn vẫn rất tươm tất, và giọng nói vẫn quyến rũ như vậy. Có điều sao ở tuổi này mà nàng vẫn rất gày gò như vậy?

Jennifer Connelly hồi trẻ rất là quyến rũ, bao nhiêu thanh niên đã làm thơ, và nằm mơ. Ai không biết nàng khi nàng còn trẻ, có thể bỏ ra 2 phút xem trích đoạn phim ở đây.

(Tony Scott bị trầm cảm rất nặng và kéo dài đã tự sát, bỏ dở dự án làm Top Gun phần 2. Cuối Top Gun 2, người ta cũng hiện lên dòng chữ “Tưởng nhớ Tony Scott. Ngoài Top Gun, ông có mấy phim rất ấn tượng, trong đó có True Romance, kịch bản là của Quentin Tarantino.)

42. Chí chương Hải Phòng

Hôm nay VNexpress giới thiệu món Chí Chương của người Hải Phòng, nó là tương ớt, phiên bản rất riêng chỉ Hải Phòng mới có. Mà nó riêng cả đến cái tên gọi của nó, tức là “Chí chương”, thay vì “Tương ớt”

“Chí chương” bắt nguồn từ âm đọc theo tiếng Quảng (của người Hoa sống ở Hải Phòng) là “zhī jiāng/ jiāo jiàng” (hơi giống mình đọc: zchiêu zchương), âm Hán Việt là “tiêu tương” (椒醬). Tên đầy đủ của nó là “lạt tiêu tương” (l辣椒醬) nghĩa là “tương ớt”. (“Lạt tiêu” là quả ớt, dù nghĩa đen của nó là “tiêu cay”.)

Cây Ớt có gốc từ Nam Mỹ, sau mới lan qua châu Âu, Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Nên ở nhiều ngôn ngữ, như tiếng Hoa, nó lại đi với chữ tiêu, thành “lạt tiêu” (辣椒). Lạt có nghĩa là cay. (Toan Điềm Khổ Lạt = Chua Ngọt Đắng Cay.) (Trong tiếng Anh, chili cũng được định nghĩa là một loại American pepper.)

Sau Nạn Kiều 1979, Hải Phòng và Hà Nội coi như xóa sổ Chinatown, đến nay người ta không còn nhớ là Hà Nội và Hải Phòng có Chinatown như mọi thành phố lớn khác trên thế giới. Ở HCMC thì từ lâu, twin-city Sài Gòn – Chợ Lớn (phố Pháp và phố Tàu) cũng đã hợp nhất thành Sài Gòn.

Người Hoa Chợ lớn mà là tư sản, sau 1978 đi Mỹ. Ở Việt nam họ là người gốc Hoa, qua Mỹ họ là người gốc Việt. Người Hoa Hải Phòng đi nhiều nước, nhưng các cộng đồng của họ chủ yếu ở London và Hongkong. Họ là người Hoa… gốc Việt. Ở London, họ vẫn dùng từ Hán Việt, ví dụ “xe Bus” họ gọi là “xe Bá sỉ” (phiên âm Bus qua tiếng Quảng).

Một số người Hoa nghèo khó và kém may mắn hơn, khi bị đuổi từ VN về bên kia biên giới, họ mắc kẹt ở rìa thôn xóm bên đó, thành nhữngg cộng đồng mà người Hoa không thừa nhận là Hoa, mà người Việt cũng không nhận là người Việt.

43. Ukraine gặp khó khăn

Lãnh đạo Ukraine kêu gọi, ngày càng khẩn thiết, phương Tây cung cấp vũ khí hiện đại, nhất là tên lửa và pháo phản lực tầm xa để có thể bắn tới biên giới, nhằm đẩy pháo binh Nga lùi xa tiền tuyến cũng như tấn công vào sân bay và kho tiếp tế bên kia

Ở mặt trận phía đông, mỗi ngày Ukraine bắn tầm 5000 đến 6000 viên đạn pháo, và đạn pháo của Ukraine sắp cạn kiệt. (Mỗi viên đạn nặng tầm 50kg, riêng chở đạn ra mặt trận đã là vấn đề). Phía Nga có vẻ như vẫn còn rất nhiều đạn, mà số khẩu pháo của họ gấp Ukraine 10-15 lần. Đấu pháo như vậy không cần biết đầu đuôi thế nào, cũng có thể nhận định là Ukraine toang đến nơi.

Nhìn ảnh chụp từ drone, ta cứ tưởng tượng cả một mặt trận mênh mông được chia ô cỏ như trước Lăng, mà Nga nó bắn pháo như trải thảm, mỗi ô một phát toang hoác. Chưa kể nó còn ném bom. Thế cho nên mỗi ngày Ukraine hy sinh 100-200 bộ đội. Mà bộ đội hy sinh lại là lính chiến, lính bổ sung hiện nay toàn trẻ và nghiệp dư.

Để ủng hộ yêu cầu xin vũ khí hiện đai của Ukraine, bọn Tây bắt đầu nói rằng, Ukraine mà thua là châu Âu toang theo, vì: không có quân đội nào tự nó dừng bước, quân đội Nga mà đã tây tiến, là nó cứ thế tiến. Mọi đạo quân đều chỉ dừng bước khi gặp đạo quân khác, chứ không tự dừng bước bao giờ. Nhận định này cũng logic với đe dọa Ba Lan của Nga.

Nga mà tiến quân được, thì Tàu cũng không ngồi yên. Căn cứ hải quân mới của nó gần Phú Quốc đến nỗi nó có thể lái drone dân sự ra được. Ai đã từng đi tàu cánh ngầm từ Hà Tiên ra Phú Quốc sẽ thấy điện thoại di động liên tục roaming qua mạng di động của Cam. Tức là nó rất rất gần.

44. Phương tây cấp pháo phản lực cho Ukraine

Suốt nhiều tuần chịu đựng pháo kích của Nga, và thiệt hại rất nặng nề, lãnh đạo Ukraine liên tục kêu gọi phương Tây cung cấp vũ khí hạng nặng và hiện đại. Ukraine rất cần pháo phản lực tầm xa để đẩy lùi pháo của Nga ra xa mặt trận, bắn phá các kho và đường tiếp liệu, đặc biệt là các kho bên kia biên giới + sân bay là nơi máy bay Nga xuất kích. Lời kêu gọi ngày càng khẩn thiết, cho đến hôm qua sau khi các bộ trưởng quốc phòng NATO gặp nhau ở Madrid và sau đó là tổng thống Pháp, thủ tướng Đức đi xe lửa tới Kyiv.

Hôm nay phương Tây công bố cấp cho Ukraine:

4 dàn M142 (là dàn pháo phản lực nhiều ống phóng MRLS, bánh lốp)

3 dàn M270B1 (cũng là dàn pháo phản lực nhiều ống phóng MRLS, bánh xích)

3 dàn MARS II (cũng vậy, nhưng là của Đức)

Và 100 quả missile đất đối đất (các dàn pháo này đều phóng được hỏa tiễn có dẫn đường vệ tinh) có tầm bắn dự đoán là 300km (tùy missile, tầm bắn có thể từ 165km đến 500km).

Tướng Milley nói là 100 quả này sẽ bắn được các mục tiêu quan trọng vì pháo binh Ukraine là pháo thủ hạng nhất (top-notch gunners). (Câu nói này hàm ý Mỹ và Đức đã huấn luyện pháo binh Ukraine từ nhiều tuần nay, và họ đã bắn thành thạo rồi).

Tuy nhiên giới quân sự thì bảo 100 quả là bốc phét, sẽ có nhiều hơn. Vì tổng số nòng của 10 dàn pháo nói trên đã là 96 nòng rồi, mỗi nòng lắp 1 quả hỏa tiễn đã là 96 quả rồi. Cho nên con số thật sẽ nhiều hơn 100, chắc phải là nx100.

Có người dự đoán là Ukraine sẽ tạm buông miền đông (Donbas) vì pháo binh Nga quá mạnh và Ukraine lui về bờ tây sông để phòng thủ thì dễ hơn. Thay vào đó Ukraine sẽ dồn sức giải phóng miền nam trước, bắt đầu từ Kherson, nơi hai ngày qua quân Ukraine đã tiến đến cách Kherson có 10km.

Tướng Mỹ Mark Milley (Chairman of the U.S. Joint Chiefs of Staff ) cho biết phương Tây đã đào tạo xong cho Ukraine: 420 lính pháo tầm xa M777, 300 lính pháo M109, 129 lính lái xe thiết giáp chuyển quân M113, 100 lính lái drone, 60 lính pháo phản lực HIMARS. Số vũ khí đã cấp cho Ukraine đến giữa tháng Sáu: riêng Mỹ đã cấp hơn 60,000 tên lửa chống tăng Javelin, 5,000 tên lửa vác vai phòng không Stinger, 700 máy bay drone tự sát Switchblade, 20 trực thăng Mi-17; quốc tế (bao gồm Mỹ) cung cấp cho Ukraine tổng cộng 97,000 súng/tên lửa chống tăng (nhiều hơn tất cả số xe tăng trên thế giới này cộng lại).

BBC là hãng tin đầu tiên được mời đến văn phòng điều phối vũ khí cho Ukraine đặt ở Stuttgart (Đức). Các sĩ quan ở đó sử dụng cơ sở dữ liệu để matching yêu cầu của Ukraine với các nguồn vũ khí và đạn dược sẵn có (từ nhiều nước) có thể sử dụng được, cũng như dùng chung được (súng này đạn kia). Sau khi tập kết được vũ khí từ nhiều nước về, chủ yếu là về Ba Lan, họ sẽ tính toán các phương án phân tán và vận chuyển sao cho Nga có thể phát hiện và bắn cháy một vài chuyến hàng, nhưng không thể phá hết hoàn toàn một chủng loại hàng. Sau đó vũ khí được bàn giao ở biên giới cho quân đội Ukraine. Nhanh nhất là 48 giờ sau vũ khí sẽ có mặt ở tiền tuyến.

Clip trên là MARS II của Đức.

45. Khởi nghĩa Yên Bái

Quizás, quizás, quizás

Hôm nay là kỷ niệm ngày các anh hùng Quốc Dân Đảng bị Pháp xử chém đầu ở Yên Bái (Yên-Báy/安 沛).

Trong cuốn sách “Ming China and Vietnam: Negotiating Borders in Early Modern Asia” (Nhà Minh Trung Hoa và Việt Nam/ Đàm phán biên giới sơ kỳ Á châu hiện đại”, tác giả Kathlene Baldanza dành một đoạn dài giải thích và phân tích chiến thắng ngoại giao và chính trị của Gia Long trước hoàng đế Gia Khánh khi đòi công nhận cái tên Việt Nam mà Gia Long đặt cho nước “Đại Việt” hiện đại. Tên Việt Nam tồn tại không được lâu, do bị đổi qua Đại Nam, rồi đến thời Pháp chiếm đóng người ta gần như quên hẳn nó trong ký ức tập thể và hành chính.

Các tổ chức chính trị chống Pháp lúc bấy giờ chủ yếu đặt ở hải ngoại, nhiều tổ chức có tên bắt đầu bằng chữ Việt Nam. Ví dụ Việt Nam Quang Phục Hội (1912). Còn ở trong nước, Nguyễn Thái Học và đồng đội là người làm sống lại cái tên này trước khi họ chết. Ở pháp trường, trước khi bị chém cổ, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của mình hô: Việt Nam Vạn Tuế.

Việt Nam Quốc Dân Đảng là một câu chuyện CỰC KỲ ĐẸP, dù nó đậm chất bạo lực. Nó có cái huyền bí của đảng kín, mà thủ tục gia nhập đảng có tuyên và thệ, trước cờ đảng và súng ngắn. Lời thề bao gồm cả cái chết nếu phản bội. Ban ám sát của Việt Nam Quốc Dân Đảng không chỉ ám sát kẻ thù mà còn ám sát những người phản bội đảng. Người đứng đầu ban ám sát có thời kỳ là Ký Con (Đoàn Trần Nghiệp), nay vẫn còn tên đường ở Hà Nội. Nơi họp của Đảng là Bách Thảo, gốc là đất của Trại Hàng Hoa tức là đất làng Ngọc Hà. Không khí ám ảnh của vào đảng rồi bị ám sát, được “tiểu thuyết hóa” trong đời sống thị dân mà ta có thể tìm thấy trong truyện ngắn trinh thám của Thế Lữ.

Việt Nam Quốc Dân Đảng còn đẹp ở những cán bộ nữ của Đảng. Họ đẹp, can đảm, và tháo vát trong tổ chức các hoạt động ngầm. Cô Giang, là người yêu và đồng chí của Nguyễn Thái Học. Khi anh Học bị bắt và xử tử, chị Giang về quê chồng, tháo đồng hồ tặng em trai anh Học, ra đầu làng, ngồi nhìn về Yên Báy rồi rút súng ngắn bắn vào đầu. Khẩu súng ấy anh Học tặng chị Giang khi hai người mới quen nhau, bắt đầu một cuộc thề non hẹn biển.

Ở Hà Nội các cái tên liên quan đến Đảng không còn nhiều. Nam Đồng Thư Xã, cơ quan xuất bản của Quốc Dân Đảng đặt ở Trúc Bạch, nay vẫn còn phảng phất cái tên Phó Đức Chính là phó của Nguyễn Thái Học. Trong Nam có cả một khu mà các phố liền nhau toàn tên Quốc Dân Đảng: Ký Con, Nguyễn Thái Học, Cô Bắc, Cô Giang. (Cô Bắc là em ruột Cô Giang, cũng là thành viên cốt cán của Đảng.)

Năm 1945, khi đất nước độc lập, và Việt Minh chưa hijack nền độc lập non trẻ ấy, Quốc Dân Đảng đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm Nguyễn Thái Học vào ngày 17 tháng Sáu, ở địa điểm quen thuộc: Núi Khán Sơn trong Bách Thảo.

(Ba Mùa Yêu, tiểu thuyết mini trong Mặt trời trong suối lạnh, có một đoạn dài nói về anh Học và các đồng chí của mình. Ai chưa đọc, có thể đọc thử cho biết.)

-*-

Có lần ngồi với chú Thắng, chú Thắng có nói: Chú thích triết lý của thằng Tô, mọi sự trên đời đều là lẽ đương nhiên”.

Đó là cõi đời, còn cõi tình, “lẽ đương nhiên” chỉ là “có lẽ”. Bài hát dưới đây, lời tiếng Anh là “Perhaps Perhaps Perhaps”, tiếng Tây Ban Nha là “Quizás, quizás, quizás”

Em hỏi anh hàng ngàn lần, rằng anh có yêu em không, anh chỉ nói là “có lẽ”. Nếu anh yêu em, hãy nói Yes, bằng không thì thú nhận đi, đừng có mà “có lẽ, có lẽ, có lẽ”.

Giọng hát đong đưa, tình tứ trong clip này là một cô gái Mỹ quê mùa, sau này đi hát nhạc jazz lại rất thành công ở thị trường Nhật Bản. Hát thế này rất khó, lời hát và nhạc đệm phải khít khìn khịt, đu đưa nhịp nhàng, sai là tuột ra ngoài ngay lập tức.

-*-

Khởi nghĩa thất bại là đương nhiên.

Tình yêu có lẽ là câu trả lời.

Chỉ có điều câu hỏi là gì thì không ai biết.

46. Hỏa châu, phi tiễn, MLRS trên xe Mitsubishi

Trong một bài phê bình Em và Trịnh, có nhắc đến việc tác giả phim quá cliche khi mô tả trời đêm Sài Gòn với những trái hỏa châu và tiếng đại bác “ru đêm”.

Hỏa châu (火珠) nghĩa đen là quả cầu lửa. Châu ở đây là quả cầu nhỏ. Các quả tròn treo cây thông Noel, hay quả thủy tinh tròn để làm việc đều gọi là trái châu.

Tiếng Anh thì “hỏa châu” xếp vào flare tức là pháo sáng hoặc pháo hiệu. Flare bao gồm cả đạn pháo sáng mà máy bay chiến đấu hoặc trực thăng bắn tóe ra xung quanh để đánh lừa tên lửa tầm nhiệt (xem Top Gun hay clip máy máy bay trực thăng Nga ở Ukraine thường xuyên thấy cảnh này). Nó cũng là pháo hiệu, bắn lên trời, hoặc đốt cháy phun khói màu để đánh dấu mục tiêu (nay dùng cả ở sân bóng đá).

Flare ở chiến tranh Việt Nam phần nhiều là pháo sáng (để soi chiến trường buổi đêm), nó có ánh sáng trắng, hoặc đỏ. Nó bắn lên trời và cháy lơ lửng một lúc lâu nhờ có cái dù nhỏ. Sau năm 1975, rất nhiều dù nhỏ màu trắng này được nhặt và bán/cho ra miền bắc. Hỏa châu có dù như vậy, tiếng Anh là parachute red flare.

Đầu những năm 198x, Thu Bồn (nhà thơ) có một tiểu thuyết tên là “Mắt Bồ Câu và Rừng Phi Tiễn”. Sách nói về đấu tranh của sinh viên Sài Gòn chống chính quyền (trước 1975). Phi tiễn là lựu đạn khói, nó được bắn bằng súng phóng lựu. Từ phía sau hàng rào cảnh sát dùng khiên chắn, cảnh sát VNCH bắn lựu đạn cay ào ào về phía sinh viên biểu tình với các biểu ngữ ở phía đối diện trên đường phố. Cả rừng lựu đạn cay xì khói trắng bay vọt lên như rừng vậy. Trước 1975, cảnh sát không được can thiệp vào nhà trường. Anh Lê Hoàng kể khi đi biểu tình bị cảnh sát đuổi thì chỉ cần chạy về trường leo rào vào là thoát. Đây là lý do mà TCS có thể trốn ở Quán Văn (trong đại học).

Cảnh tượng này lặp lại ở Hồng Công mấy năm trước, khác là sinh viên Hồng Công đeo mặt nạ phòng độc rồi lấy cây cọc tiêu giao thông bằng composite đi chụp những quả lựu đạn khói, hoặc dùng vợt tennis đánh bật nó về phía cảnh sát.

Gần đây có clip, như dưới đây, trong đó quân tình nguyện Ukraine tự chế xe bắn phi pháo (MLRS) bằng cách gắn dàn ống phóng lên xe Mitsubishi dân dụng. Dàn phóng vốn là  dàn phi pháo gắn trên máy bay trực thăng Ka-52 của Nga.

Tên lửa bắn từ các ống phóng này là S-8 (có nhiều loại đầu đạn khác nhau). Dàn ống phóng và tên lửa S-8 này ban đầu được thiết kế để lắp trên cường kích ném bom. Gần đây phiên bản của nó được lắp trên phản lực Su-25 và trực thăng Nga. Với các loại đầu đạn khác nhau, nó có thể dùng để bắn nhau trong không chiến, bắn đạn khói để tẩu thoát, bắn xe thiết giáp dưới mặt đất và nhiều đạn khác.

Đường kính ống phóng là 80mm, tên lửa dài tầm 1,5-1,7 mét, có thể bắn từ 2 đến 4 km (vài phiên bản tên lửa có thể bắn xa hơn). Một dàn phóng có thể có 20 ống, chứa 20 tên lửa như vậy.

47. Drone Forpost-R tấn công nhà máy Novoshakhtinsky ở Rostov

Vụ Ukraine dùng drone tấn công nhà máy lọc dầu Novoshakhtinsky ở Rostov có hai điểm thú vị:

1) Drone này có thể là Forpost-R của… Nga (xem ảnh). Nó là drone trinh sát IAI Searcher của Israel bán thiết kế cho Nga, nhưng không cho phép Nga gắn vũ khí. Nhưng Nga vẫn tự chế thêm vũ khí (tên lửa nhỏ có dẫn đường) và bắn các bệ phóng MLRS của Ukraine từ độ cao 3000 mét.

Tuy nhiên có vẻ như Ukraine chỉ có con Forpost này mà không có tên lửa nên đã phải dùng như drone tự sát (kamikaze drone).

Con drone gốc có thể bay xa 300km, bay cao 6000 mét, bay được 20 giờ, tốc độ có thể lên tới 150km/h.

Thái Lan, Singapore, Timo Leste, Sri Lanka, Indonesia đều có bản IAI Searcher của Israel. Việt Nam hình như không có (VN có thể mua bản Heron như Sing, nhưng không hiểu đã nhận hàng chưa).

2. Drone này bay qua bầu trời do Nga kiểm soát, xa tới 160km. (Xem ảnh bản đồ.) Thế mà phòng không của Nga tịt, không bắn hạ được. (Có thông tin nói có 2 cái bay qua, Nga bắn được một cái.) Trong clip, công nhân nhà máy quay bằng điện thoại, công nhân hỏi nhau là Drone của bọn Ukraine à? Không phải đâu, làm gì có chuyện. ÙM!.

48. Hệ thống tên lửa phòng không NASAMS

Mỹ vừa mua NASAMS để cấp cho Ukraine. NASAMS có chữ NA là Norwegian Advanced và SAMS là (Suface to Air Missile System).

Đây là hệ thống tên lửa phòng không sử dụng tên lửa của Mỹ nối với radar và hệ thống điều khiển của Na Uy. Tên lửa là AMRAAMs: Advanced Medium-Range Air-to-Air Missiles (American AIM-120) còn radar là MPQ-64 Sentinel, dàn phóng và và phần mềm Fire Distribution Center (FDC) là của Na Uy. Phần mềm và điều khiển phóng, kết nối với dàn phóng tên lửa và radar qua data link network của NATO.

Hệ thống này khác với SAM (tập trung: tên lửa, radar, điều khiển ở cùng chỗ) là nó phân tán nên khó bị tiêu diệt. Cùng một lúc hệ thống này phát hiện được 72 mục tiêu, cấp dữ liệu và giao nhiệm vụ bắn xuống đến từng tên lửa (nó có 54 tên lửa) trong vòng 12 giây. Xác suất tiêu diệt mục tiêu là 85% ở bán kính 25km và cao độ từ 300m đến 16km.

Như vậy Nga sẽ khó lòng tấn công hiệu quả các kho vũ khí, trung tâm huấn luyện và các cơ sở khác của Ukraine như mấy tháng qua.

Một đơn vị NASAMS có ba đơn vị chiến đấu, mỗi đơn vị có ba xe dàn phóng (tổng cộng sẽ có 9 dàn phóng và 54 hỏa tiễn), ba dàn radar MPQ-64F, một xe chỉ huy và điều khiển bắn (fire control), một xe camera quang-điện để lấy data dẫn hướng thụ động cho hỏa tiễn, một xe chỉ huy chiến thuật cho cả đơn vị (Tactical Control Cell).

49. Vụ Nga bắn tên lửa vào khu trung tâm mua sắm ở Kremenchuk

Vụ Nga bắn tên lửa vào khu siêu thị (shopping mall) ở Kremenchuk giữa ban ngày có thể đem ra soi chiếu từ nhiều góc.

Câu hỏi mở đầu tiên, trong vụ này, hơn là trong cả chiến dịch, xoay quanh việc Nga dùng hỏa tiễn Kh-22 để bắn.

Đầu tiên cần phải nhắc lại là rất nhiều vũ khí và thiết bị quân sự (cũng như dân sự) công nghệ cao không có gì bí hiểm về nguyên lý hoạt động (cả khoa học lẫn công nghệ), nhưng để sản xuất ra các thiết bị ấy thì cần rất nhiều kinh nghiệm và bí quyết công nghệ. Ví dụ như Việt Nam đủ sức làm ra một cái drone trinh sát như con IAI Searcher của Israel, nhưng chỉ làm được về mặt hình thức (nghiệp dư). Còn để làm ra một con chuyên nghiệp, có tính năng như con của Israel thì cực kỳ khó. (Con drone ấy có thể bay cao 6000 mét, bay nhanh hơn 100km/h, bay xa 300 km rồi bay về, bay liên tục 20 tiếng, có các cảm biến và camera để do thám, có năng lực phát hiện mục tiêu, đánh dấu mục tiêu bằng laser và gọi tên lửa bắn.)

Hỏa tiễn Kh-22 của Nga ra đời từ những năm 1960, nó là tên lửa chống hạm, cụ thể là chống tàu sân bay, nó được phóng từ máy bay chiến đấu (air-to-surface missile). Vì là bắn mục tiêu khổng lồ (tàu sân bay) nên hỏa tiễn này rất to, đầu đạn có thể lên tới cả tấn. Nó bay khá xa (600 km) và tốc độ ở pha cuối trước khi cắm vào mục tiêu (terminal dive) là rất nhanh. Nếu nó phóng từ máy bay chiến đấu ở độ cao 27km, tốc độ pha cuối của nó lên tới Mach 4.6 (nếu qua Mach 5, sẽ là hypersonic). Nếu phóng từ độ cao 12 km (cao hơn độ cao của máy bay phản lực dân sự một chút) thì tốc độ pha cuối sẽ là Mach 3.5. Với tốc độ này, kể cả đầu đạn xịt, thì động năng của nó cũng gây tàn phá kinh khủng.

Tuy nhiên, hỏa tiễn Kh-22 ra đời từ 1962 nên nó chưa có dẫn đường vệ tinh GPS (của Nga là GLONASS), chưa có hệ thống dẫn đường quán tính (inertial guidance system), và chưa có radar homing.

Ở trên mặt đất thì việc định hướng tương đối dễ, ta có thể dùng la bàn nam châm. Nhưng ngay cả ở trên mặt đất, nếu di chuyển cực nhanh và chuyển hướng liên tục thì la bàn cũng phải là loại tinh xảo mới liên tục định hướng chính xác. (Về mặt sản xuất thiết bị, làm ra bất cứ thiết bị gì nhanh nhạy và chính xác đều rất khó, dù chỉ là đồng hồ đeo tay.)

Ở những nơi mà từ trường trái đất không còn tác dụng với la bàn như tàu không gian, vật thể chuyển động nhanh và lắt léo trên cao (hỏa tiễn), hoặc ngầm dưới đại dương, hoặc vẫn ở trên mặt đất mà bị bao bọc bởi vỏ bọc thép, người ta định hướng bằng con quay hồi chuyển (còn gọi là la bàn con quay/Gyrocompass). Con quay hồi chuyển là một con quay đồng xu, nhờ bảo toàn mô men động lượng (angular momentum), mà trục quay luôn hướng về một hướng. Tên của nó, gyroscope, có gốc Hy Lạp gyro-skopos, γῦρος gûros có nghĩa là vòng tròn – σκοπέω skopéō nghĩa là nhìn (về một hướng).

Các hỏa tiễn hiện đại đều sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính (inertial guidance system/hoặc inertial navigation system: INS). Về nguyên lý rất đơn giản. Nó có “hồi chuyển kế/máy đo hồi chuyển (gyrometer). Máy đo này gồm có ba con quay hồi chuyển để xác định ba trục tọa độ (trước-sau, trên-dưới, trái-phải) để liên tục theo dõi hướng bay của hỏa tiễn (mọi thay đổi hướng bay đều được ghi lại). Nó có một gia tốc kế (accelerometer) để liên tục theo dõi sự thay đổi của vận tốc (gia tốc, nghĩa là thêm/bớt tốc độ, nó cũng là gia tốc mà ta quen thuộc với định luật Newton) và một bộ vi xử lý để dựa vào các data thu nhận từ các con quay hồi chuyển và gia tốc kế, dựa vào dữ liệu ban đầu (tọa độ gốc, tốc độ phóng ban đầu) để tính toán và cập nhật đường bay, và chỉ dẫn hỏa tiễn bay tiếp. Ngoài ra nó còn có khí áp kế đo cao độ (barometric altimeter), từ kế để đo từ trường (magnetometer), và vận tốc kế đo vận tốc.

Ngày nay các máy đo (có đuôi là chữ kế/meter) đều được thay thế bằng các sensor điện tử hoặc quang điện/laser hết. Sensor tốc độ, sensor gia tốc, sensor hồi chuyển, sensor từ trường. Tất cả lại được đóng gói thành các device khác nhau để lắp vào các thiết bị khác nhau, từ máy bay đến smartphone, rồi con robot lau nhà. Khi ta cầm điện thoại lên nghe/ hoặc quay ngang máy mà màn hình tắt đi hoặc xoay theo, đó là nhờ sensor hồi chuyển và sensor gia tốc. Iphone có lẽ là tốt nhất ở phần tinh xảo này.  

Nga cũng có hệ thống dẫn đường tuyến tính, chỉ khác Mỹ ở chỗ hệ thống này có độ chính xác đến cỡ nào, nhanh và nhạy đến cỡ nào, nhỏ gọn đến cỡ nào, và tiêu hao năng lượng ít cỡ nào. Tương tự vậy Nga cũng có GLONASS như GPS của Mỹ, chỉ khác nhau ở độ nhạy và độ chính xác (nhất là với chuyển động tốc độ cao và lắt léo), cũng như con chip gắn trên thiết bị nó xử lý tín hiệu GPS/GLONASS tốt đến đâu.

Hệ thống dẫn đường quán tính INS hơn hệ dẫn đường vệ tinh GPS ở chỗ nó hoàn toàn độc lập, bắn xong là quên nó đi, nó không cần kết nối với trạm gốc (base station), không cần kết nối vệ tinh. Nó kém GPS ở tính theo dõi thời gian thực. Nhưng GPS lại phụ thuộc vào việc hỏa tiễn phải liên tục kết nối với bốn vệ tinh cùng lúc. Do vậy hỏa tiễn hiện đại dùng INS kết hợp với GPS. Riêng pha cuối, trước khi lao vào mục tiêu, nó dùng thêm radar homing. Đây là radar chỉ bật lên ở phase cuối để tìm mục tiêu và lái tên lửa đâm vào. Radar homing đầu tiên chính là hệ thống cảm biến từ trường trái đất có bẩm sinh ở con bồ câu đưa thư. Người ta mang bồ câu đi xa (ra mặt trận, đi buôn đường dài) rồi buộc thư vào chân và thả nó bay về. Nó có thể bay về nhà cách xa cả ngàn km.

Hỏa tiễn Kh-22 ra đời sớm (1962) nên hệ thống tự lái (autopilot) của nó dựa vào con quay hồi chuyển và máy đo cao độ dùng sóng radio. Tức là độ chính xác của nó khá là kém, nhất là khi nó phải bay một quãng đường rất xa (hàng trăm km.)

Đến năm 2016 Nga mới thử nghiệm thành công phiên bản mới hơn, là Kh-32. Tên lửa này có thể phóng từ máy bay ném bom Tu-22M3 ở độ cao tới 40km, và có đầy đủ các hệ thống dẫn đường quán tính (INS),  radar homing. Nó có thể bay xa cả ngàn km với vận tốc Mach 4.1.

Quay lại với hỏa tiễn Kh-22. Hỏa tiễn này có sức công phá lớn, nhưng độ chính xác lại thấp. Độ chính xác của bắn pháo hoặc tên lửa được đo bằng vòng xác suất bắn trúng: Circular Error Probable (CEP). Ví dụ CEP là 100 mét, có nghĩa là bắn vào mục tiêu 100 quả đạn, thì 50 quả rơi vào vòng tròn có tâm là mục tiêu, bán kính 100 mét. CEP càng lớn thì có nghĩa là càng bắn không chính xác. CEP của hỏa tiễn Kh-22 là 200-300 mét. Tức là bắn hai quả tên lửa, chỉ có một quả trúng mục tiêu, một quả rơi ra cách đó 200-300 mét.

Sự thực đúng là như vậy. Một quả tên lửa đã trúng mục tiêu là Nhà máy Cơ khí Kremash; quả còn lại trúng trung tâm mua sắm Amstor cách đó 300 mét.

Câu hỏi được đưa ra tiếp ở đây, đó là sao Nga không bắn hỏa tiễn 3M-54 Kalibr (sản xuất lần đầu năm 1994) có độ chính xác CEP 50. Câu trả lời có thể là hết mất Kalibr. Câu hỏi tiếp theo, đó là biết Kh-22 bắn kém chính xác vậy, sao không bắn sớm lên, trước giờ thường dân đi siêu thị?

Câu hỏi sao không bắn sớm lên, có thể tham khảo câu chuyện về đạn pháo chống tên lửa tầm gần Phalanx CIWS để bảo vệ chiến hạm.

Hệ thống Phalanx CIWS là pháo nhiều nòng, nòng rất ngắn (chỉ quãng 2 mét) nhưng bắn cực kỳ nhanh (vãi đạn), hàng ngàn viên/phút (có 2 block để cover hai phía, một cái bắn 3000 viên/phút, một cái bắn 4500 viên/phút). Nó tạo ra một chùm chi chít đạn có bán kính từ 1,5km tới khoảng 5km để che chắn tàu chiến, tên lửa nào lao vào sẽ bị phá hủy. Tất nhiên sẽ chỉ có vài viên trúng tên lửa, còn thì trượt hết. Nhưng ở biển thì trượt không sao, bay một hồi sẽ rơi xuống biển. Khi Phalanx CIWS được dùng để bảo vệ mục tiêu trên đất liền, đạn pháo sẽ phải thay bằng đạn tự hủy, bắn trượt sẽ tự hủy để không rơi xuống dân thường.

Radar và điều khiển bắn của Phalanx CIWS rất tinh xảo. Nếu phát hiện muộn một chút, hỏa tiễn tới gần tàu dưới 1,5km mà đạn mới tỏa ra, thì vẫn chết. Mà bắn sớm quá, những chùm đạn cuối đi ra xa tới 5km mà hỏa tiễn lúc đó mới bay gần đến, thì cũng không hạ được hỏa tiễn.

*

Con Quay Hồi Chuyển

Hôm qua mua xe đạp cho con trai. Nay muốn nói một chút, đúng ra là hai chút về đi xe đạp.

Đầu tiên, đó là trẻ con rất nên biết bơi, ai cũng nên biết bơi, cái này nó là chân lý hiển nhiên rồi. Nhưng có cái còn hiển nhiên hơn mà ít người để ý, đó là trẻ con rất nên biết đi patin, và đi xe đạp. Đây là 2 thứ giúp con người dễ dàng cảm nhận về thăng bằng, về tốc độ, về quán tính, về lực li tâm,… Rồi về ngã thì thế nào, và tự đứng lên làm sao.

Thứ hai, đó là tại sao cái xe đạp nó lại đứng được trên hai bánh mỗi khi chạy, còn đứng yên là nó đổ/ngã. (Một moral được nhắc nhiều đến mức sáo, đó là sống cũng như đi xe đạp, bạn phải liên tục vận động, nếu không bạn sẽ ngã.)

Xe đạp làm sao mà lại đứng được khi chạy? Giải thích khoa học thì rắc rối với đủ các phương trình vật lý. Nhưng tựu chung thì chỉ có hai nguyên lý.

Một là khi xe đạp chạy đủ nhanh, tầm 30km/h, thì tự nó đứng được. Đó là nhờ cái gọi là gyroscoptic effect, tức là hiệu ứng con quay hồi chuyển. Cái clip dưới đây giải thích hiệu ứng này. Nếu cái bánh xe quay đủ nhanh, tự nó sẽ nằm ngang ra, trục bánh xe song song với mặt đường. Chạy càng nhanh xe càng đứng thẳng và di chuyển trên một đường cực thẳng.

Hai là, nếu đi chậm, hoặc thật chậm, hiệu ứng này mất đi, sao xe vẫn không ngã/đổ. Đó là do con người tự biết lấy thăng bằng, lúc đó xe không đi thẳng được mà hơi ngoằn ngèo chút. Hồi bé ai cũng có lúc nghịch, lấy cái chổi cán dài (hoặc thanh gỗ dài, thậm chí cái thước kẻ) để nó đứng lên ngón tay rồi di chuyển ngón tay khéo léo cho cái chổi/thanh gỗ đứng trên ngón tay. Việc này chẳng ai dạy, mà ai cũng làm được, (chỉ khác nhau độ khéo). Đi xe đạp thật chậm mà không ngã, cũng là bản năng thăng bằng này.

Xem thêm về các vũ khí ở chiến trường Ukraine ở bài: Tên lửa Javelin, đạn đạo, siêu thanh, drone cảm tử, pháo, xe tăng, radar…

50. Death Proof

Trên Netflix mới ra hai phim về báo thù, cũ rồi, nhưng rất nên xem lại: Death Proof của Quentin Tarantino và Lady Vengeance của Park Chan-wook.

1. Lady Vengeance kể về một phụ nữ rất đẹp và trong sáng dành 13 năm trong tù vừa giết người vừa ủ mưu trả thù. Phim này sự độc đáo nằm ở cấu trúc. Phần mở đầu tương đối chậm so với phim cùng thể loại (bạo lực, tâm lý và điều tra), thi thoảng dùng lời kể để diễn đạt thẳng thông tin tới khán giả , tiết kiệm ngôn ngữ điện ảnh. Độc đáo nằm ở kết phim.

Thường thì phim lên climax xong chừng 10 phút là hết phim. Trong 10 phút này đạo diễn sẽ đưa twist, hoặc mở ra một câu chuyện khác, hoặc làm khán giả bối rối không biết kết phim như thế nghĩa là thế quái nào, vân vân. Mười phút này cốt là để khán giả tiếp tục mơ màng sau cơn cực khoái.. Đằng này sau climax (rất là bạo lực và đột ngột với hai phát súng), đạo diễn tiếp tục cho khán giả vài quả multi-orgasm với đủ các tình huống giằng co tâm lý, đạo đức, và nghĩa vụ pháp lý. (Cộng với hài hước bạo lực đặc trưng của Park Chan-wook.)

Phim này có nhiều cảnh quay rất đẹp, vốn cũng là đặc trưng của Park Chan-wook. Anh đạo diễn này rất nổi tiếng ở Việt Nam với phim Old Boy. Nhưng phim đầu của anh ấy, Joint Security Area, đề tài về lính canh Bàn Môn Điếm (biên giới Hàn Quốc – Bắc Hàn) mới là cách kể chuyện đáng học. Anh này còn có phim một phim pha trộn tình dục đồng giới, âm mưu và tội ác rất ấn tượng, với nhiều cảnh làm tình giữa hai người nữ rất đẹp (và quay rất thật, chẳng hiểu có đóng thật không), là phim The Handmaiden.

2. Death Proof thì ngược lại, lên climax xong khán giả chưa kịp thở thì đã hết phim. Nhưng phần mân mê dạo đầu thì lại cực dài. Thường thì mở phim người ta chỉ có vài phút để giới thiệu nhân vật, bối cảnh, chủ đề phim. Thậm chí có phim làm cực siêu, như Mother của Bong Joon-ho (anh đạo diễn đoạt Oscar với Parasite) thì chỉ vài phút là giới thiệu được cả nghề nghiệp, bệnh tình, và quan hệ của hai nhân vật chính.

Phim của Tarantino có những quả mở đầu phim bằng thoại, các nhân vật nói chuyện với nhau rất lâu và lòng vòng, mãi mới xong, như đoạn đầu phim Inglorious Basterds.

Phim Death Proof này thì mở màn bằng cuộc nói chuyện cực kỳ dài, lung tung và lôm côm của mấy cô gái trẻ, trong một chiếc xe hơi, làm khán giả tưởng như là phim teen girls. Thậm chí có thể coi nửa đầu phim này chỉ là mở đầu, cốt giới thiệu cho khán giả duy nhất một nhân vật. Rồi phần mở đầu này đột ngột kết thúc bằng climax cực kỳ bạo lực ngắn ngủi. Dù trước đó chủ yếu là chuyện các cô gái trẻ nghe nhạc, uống rượu uống bia, hút cỏ, tán giai với các cảnh quay chân dài, mông nảy, uốn éo này nọ.

Nửa sau của phim lặp lại y như thế, có điều lần này các cô gái không còn là các cô tuổi teen, mà là các phụ nhữ trẻ từng trải hơn. Vẻ đẹp của họ mặn mà hơn. Diễn xuất, thoại của họ đỉnh cao hơn (camera chạy liền mấy phút mà họ diễn mặt, cơ thể, lời thoại cứ như không). Và màn trả thù của họ cũng vãi hơn.

Ai thích xem diễn xuất cùng với thoại (đầy đủ tính hài hước, tình dục, pop culture, chủng tôc và giới tính) và bạo lực đột ngột be bét máu sẽ thấy Death Proof có tới 2 lần climax và vô số các mơn trớn suýt lên đỉnh. Màn rượt đuổi xe hơi ở nửa sau của phim cực kỳ vãi chưởng về thẩm mỹ.

Và tựu chung, phim này cũng là một phim ca ngợi nữ quyền như bộ phim kinh điển Thelma and Louise (của Ridley Scott) có điều nó hài hước hơn (black humor) và bạo lực hơn.

Về diễn xuất thật là hay, mà nhẹ nhàng diễn như không diễn (như cảnh thật ngoài đời, khiến người xem rưng rưng xúc động), có một phim của Nhật tên là Shoplifters (của Hirokazu Koreeda) từng đoạt giải Cành Cọ Vàng. Ai chưa xem cũng rất nên xem, về đẳng cấp nó hơn Parasite (giải Oscar) rất rất xa.

51. Saint HIMARS

Mấy hôm rồi twitter tràn ngập clip pháo binh Ukraine dùng HIMARS bắn vào phía sau tiền tuyến Nga, các kho đạn dược cháy nổ liên miên.

Ukraine được cho là mới dùng 4 trên 8 dàn HIMARS được cung cấp. Ukraine dùng pháo phản lực (cachiusa) của Liên Xô, loại BM-27 Uragan (Урага: nghĩa là Cuồng phong) hoặc BM-21 Grad (Град: Mưa đá) bắn trước. Sau đó bắn HIMARS kèm theo Tochka-U (tên lửa đạn đạo chiến thuật của Liên Xô) khiến cho radar phản pháo của Nga chịu chết không bắn trả được. (Các tên lửa phòng không như S400 không chống được phi pháo, vì nó được thiết kế chủ yếu để chống không kích bằng máy bay chiến đấu hoặc hỏa tiễn hành trình bắn từ xa, nó rất khó chống phi pháo bắn cách nó chỉ vài chục cây số và bắn nhiều quả liên tiếp.)

Tác dụng của cách đánh này, chỉ trong vài ngày, có vẻ như đang tạo ra thay đổi lớn trên chiến trường.

Dưới đây là thread ngắn đăng trên twitter của Phillips P. OBrien (Professor of Strategic Studies), tác giả cuốn “How the War was Won, and Second Most Powerful Man in the World. Editor in Chief, War in History”. (Google translate). Các bản đồ dùng trong thread này sử dụng FIRMS Data của Nasa. Đây là hệ thống dữ liệu giám sát cháy nổ (fire) toàn cầu và realtime của NASA (link lấy data ở đây: https://firms.modaps.eosdis.nasa.gov/)

*

Cách tốt nhất để quan sát độ phủ các trận pháo kích của Nga đã suy giảm thế nào trong vài ngày qua: so sánh bản đồ pháo kích ba ngày vừa qua. Nhìn vào bản đồ hai ngày 10-12 tháng 7 (hôm nay) và hai ngày 7-9 tháng 7. Nhận ra hai điều khi nhìn vào bản đồ. Đầu tiên, ở Donbas số vụ nã pháo giảm đi rất nhiều. (Hình 1.1 và 1.2)

Thứ hai, còn thú vị hơn, số vụ pháo kích xung quanh ba thành phố quan trọng mà Ukraine đang cố thủtrong 3 ngày qua thực sự rất ít (ba thành phố Siversk, Sloviansk, Bakhmut). Hơn nữa, số vụ cháy nổ do pháo kích phía sau phòng tuyến của Nga giờ còn nhiều hơn phía sau phòng tuyến của Ukraine. Đây là một sự thay đổi lớn. (Hình 2.1 và 2.2.)

52. Bắn hỏng cầu ở Kherson

Mỹ sắp cho Ukraine máy bay, trong khả năng có cả A-10 Thunderbolt Warthog (nghĩa là lợn lòi)

Có vẻ như Ukraine không chỉ dùng HIMARS và M270 bắn các depot và command post của Nga mà còn bắt đầu thăm dò bắn các cây cầu lớn.

Cầu thường rất kiên cố, phá cầu thường phải đặt mìn. Nếu không được thì phải ném bom. Ngày xưa Mỹ dùng bom ngu, xuất kích gần 900 chuyến, rơi cả trăm máy bay mà không phá được Hàm Rồng, sau có bom dẫn đường bằng laser thì mới đánh được. Nga và Ukraine không kiểm soát được bầu trời nên đều không dùng máy bay ném bom cầu của nhau được. Còn dùng pháo và tên lửa thì khó hạ gục cầu vì đạn nhẹ quá. Ukraine đang thử nghiệm bắn hỏng các mặt cầu thay vì đánh sập cầu.

A-10 Thunderbolt là máy bay hỗ trợ bộ binh cuối cùng của Mỹ, sau này họ không làm nữa. Máy bay hỗ trợ cận chiến mặt đất (close air support: CAS) cần phải bay chậm, bay thấp, có tên lửa diệt tăng và công sự. Con A-10 này được thiết kế như vậy: cánh cứng và ngang, động cơ phản lực nằm ra đuôi, buồng lái lòi ra trước và có giáp rất kiên cố, lại có súng máy ở đầu máy bay, tên lửa ở hai cánh. Con này gọi là Attack aircraft (ký hiệu có chữ A, con này là A-10). Việt Nam hay dịch là cường kích. Còn Figher thì dịch là tiêm kích. Figther có ký hiệu đầu là F, như F-16. Máy bay ném bom thì nó có chữ B, như B-52. Máy bay chở hàng thì có chữ C là Cargo, như C-130. Nói chung khâu đặt tên bọn Mỹ rất ấm ớ, thô sơ.

Trước con này, thì ở chiến trường VN dùng rất nhiều attack aircraft là con A-1 Skyraider, không lực VNCH cũng có, nay các bảo tàng ở VN vẫn còn bày khá nhiều con Skyraider này vì nó cực kỳ đẹp.

Nga có hệ thống chọn thanh niên học giỏi toán lý (kiểu STEM chứ ko phải đi thi học sinh giỏi) vào quân đội. Không chỉ làm vũ khí mà cả tác chiến. Nhiều thanh niên là từ Ukraine. Sau khi quan hệ hai nước trục trặc thì Nga mất nguồn này. Các thanh niên Ukraine đó lại đi qua phương Tây.

Khi chiến tranh các kỹ sư Ukraine quay về tham gia quân đội. Nhiều phần mềm mà kỹ sư Ukraine làm từ trước chiến tranh, nhiều cái là start-up được cải biến phục vụ cho quân đội. Trong đó có AI nhận dạng hình ảnh, được chuyển đổi để camera của drone nhận dạng quân Nga kể cả có nguỵ trang. Một phần mềm định vị khác được chuyển đổi để điều khiển drone thả lựu đạn chống tăng. Họ luôn thả hai quả, quả đầu thường trượt nhưng phần mềm dùng vị trí của quả đầu để căn chỉnh rồi thả quả thứ hai chính xác luôn.

Năm 1994-1995 nhiều sinh viên ngành kỹ thuật tốt nghiệp giỏi ở Vn, kể cả bên Xây Dựng, cũng được gọi vào quân đội.

Bên xã hội nhiều sinh viên năm 2 cũng đã được gọi, nhưng chắc là vào công an. Nhiều người ở thế hệ đó nay là các vị sư có chức sắc trong giáo hội. Nhiều vị nghe nói rất giàu.

Lính Nga nhắn: “Chúng tôi đã ra đến tiền tuyến, hiện chúng tôi sống cùng với bên trinh sát, họ đến tòa nhà này hai ngày trước. Điều tồi tệ nhất đó là bạn không thể nghe thấy tiếng pháo bắn đến. Nó chỉ rít lên một hai giây, sau đó là bam-bam!”

Lính Nga kể như vậy về HIMARS. Vì đạn HIMARS có tốc độ Mach 2.5 (gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh). Tức là nhìn thấy nó đâm vào mình rồi thì một lát sau mới nghe thấy tiếng nó lao đến. Người lính Nga kể lại chuyện này còn sống, nên anh ta ở đâu đó cạnh chỗ bị bắn, do đó anh nghe thấy tiếng đạn HIMARS rít lên thì chỉ 1,2 giây sau là đạn đã nổ ở gần đó rồi.

Thời chiến tranh VN thì bộ đội ở rừng có câu “hú đi xẹt nằm”. Tức là Mỹ bắn phi pháo vào, nếu nghe tiếng hú tức là đạn sẽ đi qua đầu và nổ ở xa, nên cứ đi, còn “xẹt” là tiếng rít của đạn đang lao xuống, tức là rất gần, phải nằm ngay ra đất.

Ukraine vừa dùng HIMARS bắn hỏng cầu Antonivsky là một trong hai cây cầu tiếp vận vào Kherson (và là cây cầu gần hơn và quan trọng hơn). Quân Nga cũng lập tức dựng cầu phao, nhưng cầu phao tải trọng yếu hơn và bắn tên lửa cũng dễ tan xác hơn.

53. Loa phường Hà Nội

Có ai nhớ loa phường xuất hiện và phổ biến từ quãng thời gian nào không?

Nó hình thành rất muộn!

Đầu tiên, và nói chung, tất cả những gì thuộc về điện đều là Tây mang vào Ta. Cái loa cũng vậy. Cái loa phường treo ở cột điện, về mặt sản phẩm nó là loa phóng thanh. Tiếng Anh có nhiều từ để gọi cái loa này, nhưng thường là loudspeaker. Loa như loa phường ở VN gọi là horn loudspeaker, tiếng Việt gọi là loa giấy dù nay nó làm bằng nhôm hoặc sắt tây. Ra đời quãng 1920, tiên phong làm loa phóng thanh chính là hãng Marconi nổi tiếng. Ngày nay vẫn có nhiều hãng làm. Thậm chí Tannoy là hãng làm loa highend rất đắt tiền cũng làm loa phóng thanh. Ở VN thì thông dụng nhất là loa của hãng TOA.

Ở châu Âu và Mỹ, từ rất lâu người ta đã gắn cả chùm loa phóng thanh trên các cây cột cao ở những nơi công cộng như quảng trường, bến tàu thuỷ, ga tàu hoả… Xem phim về thời xưa, vẫn thấy các đoàn tàu ra vào ga trong tiếng loa thông báo giờ tàu. Hệ thống loa của đường sắt có tên riêng, là railway public address system; và nó đi cùng hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt.

Ngày nay ở cả những nơi rất hiện đại và giải trí vẫn có loa phóng thanh, ví dụ ở Disneyland. Mặc dù công nghệ phát triển, loa phóng thanh dùng các công nghệ digital, wireless, chạy bằng pin mặt trời, nhưng kiểu dáng loa người ta đang dần làm lại theo design cũ theo trào lưu retro.

Có một nơi hay lạm dụng loa phóng thanh, đó là khuôn viên các thánh đường Islam.

Cho nên nếu ta thấy ở nước nào đó phương Tây có các cột cao treo loa thì đó hoặc là loa cũ thật, hoặc là loa giả cổ, và là loa public, chứ không phải loa phường. Đừng nhầm loa công cộng với loa phường. Loa phường là loa công cộng, nhưng loa công cộng chưa chắc đã là loa phường.

Loa công cộng như vậy, tiếng Anh gọi là public address speaker, tắt là PA, tiếng Việt hiện nay gọi là “loa pi ây”, nó có mặt khắp nơi, từ sân bay đến siêu thị, với đủ loại thiết kế, kiểu dáng, analogue hoặc digital, chạy DC hoặc chạy năng lượng mặt trời, trong nhà ngoài giời đủ cả.

Ở Hà Nội, các loa công cộng như vậy lúc đầu chỉ có ở các đầu ô, ví dụ Ô chợ Dừa. Lúc đó ô này còn bé, đi xe đạp qua có thể nghe loáng thoáng được một khúc bài hát, hoặc đoạn tin. Mình vẫn còn ký ức này, ngồi sau xe đạp của bố, những năm 7x đi từ Khâm Thiên qua Tây Sơn. Hồi chiến tranh, câu thông báo nổi tiếng “Đồng bào chú ý, máy bay địch cách thủ đô…” là phát ở các loa ngã tư.

Sau này tin tức nhiều hơn và cập nhật nhanh hơn, loa được lắp xuống cả khu phố, người dân (ăn xong) phải đi ra gốc mấy cái cột loa tụ tập mà nghe tin tức. Từ đó ta có người Hà Nội gốc Loa. Ở các tỉnh, ở tỉnh lỵ/thủ phủ cũng có hiện tượng này, gọi là người Việt gốc Loa.

Khi đất nước còn nghèo đói, đài thu thanh bán dẫn (radio) còn đắt và khó mua, máy phát sóng của đài phát thanh còn yếu, mà mục đích tuyên truyền thì thừa mứa, thành phố tổ chức đài truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh. Tức là nhà đài kéo dây truyền thanh đến các hộ, mỗi hộ có một cái loa nhỏ nối vào dây để nghe đài. Loa này tất nhiên là indoor nên làm nhỏ, đẹp và có chỉnh volume (dù chả mấy khi dòng điện truyền thanh đủ khỏe để cái loa nghe cho đủ lớn.) Hầu hết các loa này là Liên Xô sản xuất. Lần cuối cùng mình nhìn thấy cái loa này, là ở bệnh viện Nguyễn Trãi ở Sài Gòn, khi vào thăm ông Tạ Chí Đại Trường lúc ông sắp mất. Có lẽ bệnh viện dùng loa này như loa Pi-Ây.

Sau này đất nước bỗng nhiên hết nghèo, radio rẻ hơn, VOV có thêm kênh FM phát nhạc stereo, rồi truyền hình phát triển, hệ thống truyền thanh nhanh chóng lỗi thời và bị gỡ đi. Loa công cộng ở các cửa ô cũng chết. Nhưng ở Cửa Nam, vì lý do thần bí nào đó loa cửa ô đột nhiên sống lại (hình nhữ quãng 201x?). Mỗi lần dừng đèn đỏ ở đấy ta sẽ được nghe Hồng Nhung hát “Dù có đi bốn phương trời”.

Loa cửa ô chết, nhưng hệ thống loa kéo đến từng ngõ phố thì còn, nó địa bàn hóa trở thành loa phường. Người dân Hà Nội không còn phải đi ra gốc loa để nghe tin tức, hay ra bảng tin bằng gỗ có lưới mắt cáo để đọc báo Hà Nội Mới, mà tin tức phát thẳng từ cột đèn vỉa hè vào cửa sổ nhà mình. Người Việt gốc Loa ở khắp nơi thành ra tuyệt diệt .

Có lẽ thời thịnh hành nhất của loa phường là những năm cuối 198x vắt qua 199x sau khi VN mở cửa, loa, âm ly và dây điện trở nên dồi dào và rẻ hơn.

Thế rồi 4.0 xóa đi tất cả, kể cả loa phường.

Để nhắc nhở nhân dân thủ đô không quên truyền thống cha ông, không quên nét đẹp Hà Thành, không quên đi gốc gác mình người Hà Nội gốc Loa là riêng, là duy nhất; thủ đô Hà Nội quyết định phục hồi hệ thống loa phường, và đổi tên thủ đô thành Thủ Loa, slogan là “Choang choang mãi trời thủ loa Hà Nội”.

54. Tượng đài Hà Nội

Có lẽ cần phải có định hướng thẩm mỹ cho nhân dân thủ đô (và cả nước) về nghệ thuật tạo hình thế kỷ 21, có thế nhân dân mới hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa của tượng đài mới tinh này ở thủ đô.

Về phong cách nghệ thuật, đây là phong cách nặn tò he đương đại, kết hợp với tả thực xã hội chủ nghĩa. Các anh các chị lúc bé nghèo khó, nhìn cái ông nặn tò he ở Bờ Hồ hay công viên Lê Nin mà có tiền mua đâu, thèm rỏ rãi ra. Nay mỗi lần đi hội chợ hay lễ hội mà có tò he, toàn bắt con ra mua để thưởng thức. Giờ nhà nước làm hẳn cái tượng đài phong cách tò he để các anh chị ngắm, mà các anh chị lại chê, thế là sao.

Về ý nghĩa, nhân vật thầm lặng mà nổi bật nhất là bà cụ già. Bà cụ già là biểu tượng cho Đảng quang vinh của chúng ta. Tay bà xách cái làn đi chợ, tượng trưng cho kinh tế thị trường. Ý nghĩa ở đây là Đảng không phủ nhận kinh tế thị trường, Đảng đi cùng nó, nhưng chỉ cầm bằng tay trái.

Bà cụ Đảng cổ quấn khăn rằn. Nhiều anh chị phàn nàn là tượng ở Thủ đô mà lại khăn rằn. Các anh chị phải hiểu, khăn rằn ở đây gợi nhớ đến câu nói của chủ tịch HCM vĩ đại: Miền nam ở trong trái tim tôi.

Bà cụ đang đi đâu? Tất nhiên là đang trên đường đi đến chủ nghĩa xã hội. Đi đâu thì cũng phải qua đường. Qua đường ở đây hàm ý là “quá độ” (Hán Việt có nghĩa là quá một quãng đường.) Tại sao lại phải có chiến sĩ công an dẫn qua đường. Đó là vì công an là lực lượng thanh gươm lá chắn, còn Đảng còn mình. Công an dẫn Đảng qua đường, chuẩn quá còn gì. Quá độ có lên CNXH hay không, là nhờ các anh công an cả.

Đằng sau bà cụ là anh công an chỉ đường. Bà cụ đi qua đường, thằng nào lề trái tấp ngay qua một bên ăn cái thẻ phạt. Định ngáng đường bà cụ là ăn ngay đèn đỏ. Đó là ý nghĩa của nhóm đèn đỏ cầm gậy chỉ đường.

Bên phải của tượng đài, các anh các chị nói là PCCC là nhầm hết cả. Cảnh sát chữa cháy thường sẽ xông vào lửa, đằng này lửa ở sau lưng. Ý nghĩa của lửa ở đây là đốt lò. Bà Đảng tuy không có lề trái ngáng đường, lại được chiến sĩ công an dắt tay, tha hồ đi lên CNXH nếu như không vướng củi. Nên có chiến sĩ công an rình rình thấy củi là nhặt quăng ngay vào lò. Còn một anh cầm sẵn vòi cứu hỏa, củi nào cháy to vỡ bình thì xịt luôn. Đó là ý nghĩa của cụm nhân vật bên phải tượng.

Bằng phong cách tò he đương đại, kết hợp chủ nghĩa ý niệm hiện thực xã hội chủ nghĩa, khéo léo pha trộn các metaphor ý nhị đầy tính nhân văn và dân gian, cụm tượng đài mới góp phần nâng cao thẩm mỹ và nhận thức của nhân dân thủ đô về vai trò của các chiến sĩ công an trong việc dẫn đảng qua đường an toàn để đến chân trời xã hội chủ nghĩa tươi sáng.

PS: Mọi người nhắc mới thấy tượng còn em bé được bế. Có lẽ đây là biểu tượng cao đẹp nhất toát ra từ bức tượng: tính nhân văn của lò, dù củi vào lò thế nào thì thái tử củi ngây thơ vô tội tốt lành cũng sẽ được cứu ra.

55. Tên lửa Hellfire R9X

Biden có một chiến công nho nhỏ nhưng quan trọng: bắn chết thủ lĩnh Al-Quaeda tên là Ayman al-Zawahiri hôm thứ bảy vừa rồi.

Thực ra phải dùng từ băm chết. Thủ lĩnh al-Zawahiri đang ngồi ở nhà mình ở Kabul thì bị CIA bắn một phát tên lửa Hellfire chết luôn. Biden nói: đây là vụ “tấn công chính xác”, không có dân thường hay người nhà của al-Zawahiri bị sát hại.

CIA dùng tên lửa Hellfire R9X để bắn. Có điều tên lửa này đã được tháo đầu đạn nổ ra, và chỉ dùng lưỡi dao để nghiền nát mục tiêu. Hellfire R9X có 6 lưỡi dao ở đầu, gần đến mục tiêu thì nó bật ra và với tốc độ cao và xoáy mạnh, nó xay sinh tố mục tiêu.

Tháng Hai năm 2017, Mỹ cũng dùng con dao này để hạ sát thủ lĩnh Abu al-Khayr al-Masri của Al-Qaeda khi ông này đang di chuyển bằng xe hơi ở tỉnh Idlib trên đất Syria. Mũi dao của Hellfire xé toang nóc xe ghế sau chỗ ông này ngồi và băm nát ông ấy, trong khi lái xe không chết. Các xe khác xung quanh cũng không xe nào bị làm sao.

Tên lửa Hellfire trong vụ hạ sát cũng không cần phải dùng đến chiến đấu cơ, mà dùng drone bay đến gần và bắn. Tất nhiên drone chiến đấu của Mỹ là thiết bị bay mạnh mẽ và tinh xảo.

56. Luật thương mại

Hôm qua cháu ngoại luật sư Nguyễn Huy Mẫn gửi cho cái ảnh này.

Tháng 2 năm 1946 chính phủ (lúc đó mới vài tháng tuổi) đã nghiên cứu luật thương mại.

Người ký là bộ trưởng tư pháp Vũ Trọng Khánh. Ông này là người viết hiến pháp đầu tiên của Vn (nay hay gọi là Hiến Pháp 1946.)

Thành viên tiểu ban có luật sư Mẫn và luật sư Chương. Luật sư Chương là bố của Trần Lệ Xuân (madame Nhu). Luật sư Mẫn và luật sư Chương đều học ở Pháp về và gần trùng nhau về thời gian ở Pháp.

Có cả giám đốc nha Thương vụ thuộc Bộ quốc dân kinh tế (nay là Bộ công thương). Vào ngày ký cái nghị định này thì bộ trưởng bộ Quốc dân Kinh tế là Nguyễn Tường Long, còn thứ trưởng là Nguyễn Mạnh Hà. (Ông Hà trước đó là bộ trưởng trong chính phủ lâm thời. Nguyễn Tường Long làm bộ trưởng Quốc dân Kinh tế rất ngắn.)

Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo) là chủ tịch Đại việt Dân chính đảng. Tổng thư ký (nay gọi là tổng bí thư) đảng này là Nguyễn Tường Tam (tức Nhất Linh) anh ruột của Tường Long. Tam và Long còn là trụ cột của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Sau này Đại Việt Dân Chính Đảng nhập vào Việt Nam Quốc Dân Đảng của Nguyễn Thái Học. (Lúc sáp nhập còn có quốc dân đảng của Trương Tử Anh và quốc dân đảng của Phan Bội Châu, và quốc dân đảng của Nhượng Tống. Many quốc dân đảng lúc đó.)

Bộ Quốc dân Kinh tế lúc đó còn chung nhau với cả bộ Cứu tế (nay là bộ Lao động thương binh xã hội). Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hà trong lúc đi mua gạo cứu dân đã tiện tay giải cứu Ngô Đình Nhu. Ngô Đình Nhu trong lúc đi trốn tiện tay kết nạp Trần Kim Tuyến.

Đó là Hà Nội đầu năm 1946.

57. Tên lửa diệt radar AGM-88 HARM

Nhà Trắng đã xác nhận việc họ từng gửi  AGM-88 HARM cho Ukraine, đúng như thông tin về mảnh vỡ của loại tên lửa này mà Nga tìm thấy. Nó cũng giải thích được việc hệ thống radar phòng không của Nga có vẻ như tịt ngòi thời gian gần đây. Vấn đề là Ukraine dùng nó kiểu gì, vì để bắn nó một cách hiệu quả, họ cần cả một hệ thống đồng bộ.

Ai từng tìm hiểu phòng không của Hà Nội thời kỳ bị Mỹ ném bom sẽ thấy câu chuyện của tên lửa là “bọn anh bắn xong” là kéo tên lửa vào hang núi rồi nấp” vì chỉ vài phút sau là tên lửa từ máy bay Mỹ bắn tới, “bọn anh không sao, nhưng bên radar thì chết nhiều”.

AGM-88 HARM là tên lửa chống radar phòng không. Radar phòng không là các trạm mặt đất phát sóng quét lên bầu trời. Việc phát hiện ra các trạm radar vì thế là rất dễ dàng. Phát sóng như vậy gọi là radiation, nên hệ thống chống lại radar gọi là anti-radiation. Chữ HARM là vì vậy, High-Speed Anti-Radiation Missile, tên lửa chống radar tốc độ cao. Tốc độ cao vì tên lửa được bắn từ chiến đấu cơ (vốn đã bay với tốc độ siêu thanh) xuống trạm radar bị lộ với tốc độ lên tới Mach 2.

HARM là phiên bản thay thế cho AGM-45 Shrike là tên lửa chống radar dùng để bắn các trạm radar Liên Xô ở Hà Nội. Shrike kém chính xác hơn nhiều, nên radar ở HN thoát chết nhiều, nhất là sau khi bộ đội radar sử dụng chế độ bật tắt liên tục luân phiên giữa các trạm để đánh lừa Mỹ, cũng như bộ đội tên lửa Ukraine ở Hà Nội bắn lên rất ác khiến Mỹ khó lòng đánh radar chính xác.

Ở chiều ngược lại, máy bay Mỹ bay vào HN cũng phải có radar dẫn đường, là trạm Lima 85 ở Sầm Nưa (Lào). Trạm này bị phi công Phan Như Cẩn lái AN-82 từ Gia Lâm qua đánh phá, sau đó đặc công Miền Bắc và Pathét Lào tấn công đường bộ. CIA đã tự phá hủy trạm Lima 85 sau hai đợt tấn công này.

Ở HN, Shrike được gắn trên các máy bay một thời nổi tiếng ở VN: A-4 Skyhawk (Chim Ưng Nhà Trời), F-105 Thunderchief (Thần Sấm), F-4 Phantom (Con Ma).

Còn HARM gắn trên các máy bay chiến đấu đời mới hơn. Các máy bay này đều có hệ thống sensor để phát hiện radar, sau đó dữ liệu được nạp từ máy bay qua hỏa tiễn HARM sau đó mới bắn đi. Với các máy bay không có sensor, thì đầu dò tìm radar của HARM sẽ tìm mục tiêu và báo cho phi công để anh này tính toán cho máy bay của mình tốc độ bay, độ cao, góc bay hướng vào mục tiêu rồi mới chọn chế độ bắn và bấm nút phóng.

Quan trọng hơn cả, đó là các máy bay chiến đấu của Mỹ phải bay vào vùng trời của địch, sau đó mới bắn tên lửa phá các trạm radar khi các trạm này phát sóng để tìm máy bay Mỹ và báo cho tên lửa phòng không bắn lên. Vậy nên các máy bay này phải có hệ thống điện tử để gây nhiễu radar cũng như có các pháo để bắn đạn mồi lừa tên lửa đối phương.

Do Ukraine không có các máy bay hiện đại và cùng hệ với Mỹ, cho nên tên lửa HARM có thể sẽ phải dựa vào chế độ dò tìm mục tiêu sau khi phóng ra từ máy bay. Sau khi phóng đi từ độ cao rất cao và tốc độ của máy bay mang tên lửa cũng rất cao, nó sử dụng chế độ bay dựa vào GPS để bay đến các khu vực đặt radar (dựa vào các data đã có sẵn về location đặt radar mà bên Ukraine đã có sẵn từ tin tình báo của người địa phương, từ ảnh vệ tinh). Máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ bay vòng ngoài scan tìm tên lửa và báo cho phi công để đưa máy bay tới khu vực có radar rồi mới bắn tên lửa xuống. Ở phase cuối, HARM mới bật chế độ dò tìm radar phòng không.

Do HARM có thể phát hiện và bắn tất cả những gì phát sóng lên trời: radar, máy gây nhiễu, thiết bị tác chiến điện tử… nên phía Nga khi biết Ukraine có HARM thì sẽ phải tắt tất cả các thiết bị này đi. Mà tắt đi, tức là phòng không của Nga coi như tê liệt.

Có thông tin nói rằng chỉ trong ba ngày gần đây quân Ukraine đã làm tê liệt 14 hệ thống phòng không của Nga ở vùng tạm chiếm. Ngay cả sân bay quân sự Saki ở vùng Novofedorivka thuộc Crimea, lẽ ra có hệ thống phòng không rất hiệu quả, hôm qua đã bị Ukraine bắn tên lửa vào.

Crimea bị tấn công, không chỉ cho thấy Ukraine có thể đánh rất sâu vào lòng địch (sân bay này nằm cách xa tiền tuyến gần nhất tới 220km), mà còn thể hiện ý chí chính trị của Ukraine. Crimea thời Liên Xô cũ là nơi nghỉ mát của lãnh đạo cao cấp. Gần đây, sau khi bị Nga chiếm, Crimea là khu nghỉ mát của dân thượng lưu Moscow. Nó là nơi hậu phương cực kỳ an toàn, cho đến khi không còn an toàn nữa. Sau vụ tấn công giữa ban ngày, dân du lịch và cư dân Crimea bỏ chạy về Nga còn gây ra tắc đường dài 10km trước khi lên cây cầu vượt biển nối bán đảo Crimea với nước Nga.

Câu hỏi đang gây tò mò, đó là Ukraine dùng tên lửa gì để bắn vào sân bay Saki?

58. Tên lửa đan đạo chiến thuật Hrim-2

Vụ bắn sân bay Saki có một điểm giống với vụ bắn chìm tàu chiến Moscow: Ukraine dùng vũ khí gì để bắn?

Vụ Moscow hóa ra là Ukraine dùng tên lửa do họ tự phát triển, là con hỏa tiễn chống hạm Neptune. Nó là con hỏa tiễn (missile) chống hạm được bắn ra từ bờ. (Hỏa tiễn khác nhau cơ bản ở mục đích sử dụng: bắn cái gì; và khác nhau cũng cơ bản ở chỗ: phóng đi từ đâu, từ bờ biển, từ máy bay phản lực, từ trực thăng, hay từ tàu tên lửa, tàu ngầm.)

Sân bay Saki ở rất sâu trong hậu phương quân Nga. Nó cách tiền tuyến chỗ gần nhất là 220 km. HIMARS không bắn xa được đến như vậy. Neptune có thể bắn qua biển, nhưng không tàn phá mạnh được như vậy.

Sau khi phân tích ảnh sân bay Saki chụp từ vệ tinh một ngày sau vụ bắn phá, người ta đang nghiêng dần về giả thuyết Ukraine đã tự sản xuất được tên lửa đạn đạo chiến thuật của mình. Đó là con Hrim-2. Con này được phát triển bí mật nên có rất nhiều tên, Grim-2, Grom, Sapsan, Thunder (do Grom tiếng Ukraine nghĩa là Sấm). Tiền chi trả cho phát triển tên lửa này, có thể là Ả rập Saudi.

Hơn một năm nay, việc Ukraine phát triển con Hrim-2 thế nào là một bí ẩn. Tên lửa này xuất hiện công khai một lần duy nhất, đó là bản mẫu, hoặc có thể chỉ là mô hình, được đem ra duyệt binh Lễ Độc Lập năm 2018. Theo công bố lúc đó, Hrim-2 là tên lửa đạn đạo di động (mobile short-range ballistic missile/SRBM). Phóng từ xe tên lửa (mobile). Có hệ thống dẫn đường quán tính có hỗ trợ bằng định vị vệ tinh, có sensor tìm mục tiêu pha cuối. Nó có thể mang đầu đạn nặng 480kg, tầm bay 280km. Có thể có phiên bản bay tới 450-500 km. (Về công nghệ, có thể bay xa hơn nhiều, nhưng vướng luật, cụ thể là vướng cam kết Missile Technology Control Regime/MTCR.)

Năm 2019 dự kiến là giai đoạn phóng thử thì ngân sách phát triển tên lửa này cạn tiền. Ả rập Saudi, được cho là, bơm tiền bí mật để phát triển tiếp, bù lại Ukraine sẽ phải sản xuất tên lửa này và xuất khẩu qua Saudi.

Nếu Ukraine thực sự bắn sân bay Saki ở Crimea bằng tên lửa Hrim-2 do họ tự làm, thì đây là test launch của họ, và rất thành công. Sau này tha hồ xuất khẩu (cùng hỏa tiễn diệt hạm Neptune) và vô số các phần mềm nhận dạng và phát hiện/đánh dấu mục tiêu.

(Có giả thuyết nói là đội pro Putin ở VN thực ra là dư luận viên được “ai đó” trả tiền. Ai đó, theo thuyết âm mưu này, chính là những người mua vũ khí Nga cho Việt Nam. Một núi tiền mua những thứ hàng mã dọa ma, mang ra tham chiến thật như ở Ukraine thành ra sắt vụn hoặc hóa vàng hết cả. Không biết thuyết âm mưu này có đúng không, nhưng đúng là phải suy nghĩ. Ukraine có thể đánh Nga như thế, thì Tàu có thể đánh Ta còn hơn thế.)

59. Vũ trụ có cấu trúc số?

Buổi nói chuyện với đề tài có tên “Có phải vũ trụ là một cấu trúc số”. Chữ “cấu trúc số”, lại do clbcafeso (câu lạc bộ cà phê số) tổ chức nên đọc thoáng qua có thể hiểu nhầm “số” ở đây là “digital”. Đọc tên đề tài bằng tiếng Anh sẽ thấy “số” ở đây là numerical, tức là các con số.

Ý niệm về một vũ trụ có nền tảng là các con số có từ ông Pythagoras. Sau hàng ngàn năm phát triển, con người buộc phải làm quen và chấp nhận rất nhiều con số tồn tại sẵn trong tự nhiên như số Pi, số e. Nhiều đại lượng vật lý cũng là các hằng số, cũng có sẵn trong tự nhiên: tốc độ ánh sáng trong chân không, hằng số hấp dẫn, hằng số Plank, hằng số số Coulomb, hằng số Boltzmann; rồi thì giá trị điện tích của một điện tử, hay số g-factor (-2) của mô men từ (chi phối tiến động spin).

Con số thần kỳ nhất của vật lý, mà đến nay chưa giải thích được, là số 137. Thiên tài Pauli đến lúc chết vẫn tò mò về con số này.

Tuy nhiên, với các nhà vật lý thì không phải số học, mà hình học mới nằm ở heart of physics. Ngày xưa là hình học Euclid. Đến thuyết tương đối của Einstein thì là hình học Riemann/Gauss. Ngày nay thì là hình học topo và giải tích topo mới là cốt lõi của vật lý hiện đại.

Còn về vũ trụ digital, kiểu như vũ trụ trong phim Ma Trận, có thể concept này đã bị vật lý hiện đại bác bỏ.

Trong vật lý hiện đại có một framework rất nền tảng tên là Quantum Field Theory (thuyết trường lượng tử, gọi tắt là QFT). Quantum Field Theory là nền tảng cho elementary particle physics (vật lý hạt cơ bản). Lý thuyết thành công nhất của vật lý hạt cơ bản là Thuyết Standard Model với vô số giải Nobel. Phát hiện nổi tiếng nhất của Standard Model là hạt Higgs.

Hiện nay, Standard Model là thuyết tốt nhất mà loài người có trong tay để mô tả toàn bộ mọi thứ trong vũ trụ (trong đó có cả thế giới thường nhật chúng ta đang sống, từ phản ứng nhiệt hạch để mặt trời tỏa sáng đến chip bán dẫn của điện thoại di động.).

Trong Standard Model lại có một theorem tên là Nielsen–Ninomiya theorem. Theorem này nghiêm cấm rời rạc hóa (discretize) không gian và thời gian. Mà không gian và thời gian là các “building block” để xây dựng nên vũ trụ. Tức là không cách nào số hóa (digitalize, 0-1, tức là rời rạc hóa) được vũ trụ. Thậm chí cũng không thể mô phỏng được chính xác vũ trụ và sự vận hành của mọi thứ trong đó bằng máy tính (kể cả khi chúng ta có máy tính đủ mạnh để làm việc này).

Ít nhất là đối với các nhà vật lý hạt và vật lý trường lượng tử, thì vũ trụ của chúng ta không có cấu trúc số. Nói cách khác, chúng ta không cách nào sống trong một Matrix được, Matrix chỉ có ở trên phim, bất kể chúng ta thích concept này đến đâu.

Tất nhiên quantum field theory là một lý thuyết chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện, các nhà vật lý vẫn tiếp tục đặt các câu hỏi về những thiếu sót của nó. (Các câu hỏi của họ là các câu hỏi khoa học chứ không phải là kiểu vặn vẹo Trạng Quỳnh.) Họ cũng phát triển những lý thuyết vượt ra ngoài QFT, như quantum gravity hay string theory (nhưng các thuyết này chưa được kiểm đúng/verify, thậm chí còn không thể kiểm sai/falsify).

Nhưng những gì họ đã có được một cách chắc chắn, tức là nó được chứng minh bằng toán học và kiểm tra (đúng) bằng dữ liệu thực nghiệm, ví dụ như Standard Model, thì họ tin chắc vào sự đúng đắn của nó.

(Ngày nay rất nhiều nhà triết học phải có bằng PhD vật lý. Thậm chí nhiều nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng cũng chuyển qua làm triết học, như anh Sean Carroll. Lý do đơn giản là nghiên cứu triết học hiện đại thì phải đọc hiểu được các phương trình kiểu như phương trình Dirac, hay phương trình Klein-Gordon, còn không thì không cách gì hiểu được reality, chứ đừng nói là hiểu được universe. Cho nên triết gia nào không có background về mấy món này, họ nói gì thì đừng có tin.)

60. Cây cầu Crimea

Biển Azov quan trọng với Ukraine hơn là với Nga. Gần như xuất khẩu (từ khu công nghiệp Donbas) của Ukraine ra thế giới là đi qua biển Azov. Cụ thể là xuất từ hai cảng trên biển này là cảng Mariupol và cảng Berdyansk.

Biển Azov hầu như không mấy ai ở VN nghe đến, cho đế khi chiến tranh Nga-U nổ ra. Vì nó là cái biển nhỏ nằm lọt thỏm trong lục địa. Trên bản đồ thì biển Azov nằm trên, còn biển Đen thì nằm dưới. Azov kết nối với biển Đen qua một cái eo biển rất hẹp dạy dọc Nam Bắc gọi là eo Kerch.

Nhìn từ trên cao xuống, bai bên eo Kerche, một bên là Crimea của Ukraine, một bên là Taman của Nga. Ít nhất là như vậy cho đến khi Putin sáp nhập Crimea vào Nga.

Khi Putin mới nhậm chức, thì Crimea vẫn là của Ukraine. Crimea là bán đảo, có quân cảng Sevastopole bên Ukraine đồng ý cho Nga thuê. Hai nước này cũng đồng ý Azove là vùng “nội thủy” và là lãnh thổ hai bên sở hữu chung.

Sau đó, năm 2014, Nga chiếm toàn bộ Crimea. Rồi xây cây cầu băng qua eo Kerch để nối bán đảo Crimea và bán đảo Taman (thuộc Nga). Nó cũng được gọi là cầu Crimea. Đây là cây cầu kép, và là cầu biển, dài 19km. Nhưng lại không cao lắm, khiến cho tàu thương mại trọng tải lớn khó đi vào cảng xuất khẩu của Ukraine trong biển Azov.

Rồi 2022, Nga tấn công nốt cả Ukraine, chiếm miền Đông (Donbas) và miền nam (Kherson).

Crimea đóng vai trò rất quan trọng, nó là bàn đạp để Nga tấn công và chiếm miền nam Ukraine (chiếm Kherson) và bao vây Mariupol. Quân cảng ở Crimea là Sevastopl là nơi đóng quân của Hạm Đội Biển Đen, đủ sức phong tỏa luôn đến tận thành phố Odesa của Ukraine trên biển Đen (bao gồm cả chiếm Đảo Rắn).

Còn cây cầu biển Kerch là huyết mạch về tiếp vận cho bàn đạp Crimea này.

Putin luôn nói Crimea là đất lịch sử và thần thánh của Nga. Xưa nay không ai dám nghĩ Ukraine dám tấn công Crimea. Và nếu dám, họ cũng không đủ năng lực để tấn công. Nếu Putin không mở cuộc chiến tranh với Ukraine, thì có lẽ Crimea sẽ dần dần thuộc về Nga mãi mãi, còn biển Azov sẽ gần như là nội thủy của Nga, bên Ukraine chỉ dám đi ké.

Tóm lại nếu Putin không đánh Ukraine, thì Crimea là của Nga (mãi mãi) và bất khả xâm phạm. Nó vừa là nơi nghỉ mát của dân Nga khá giả, vừa là cơ sở quan trọng của hải quân Nga, vừa chặn lối vào biển Azov.

Thế mà đến hai tuần gần đây Ukraine đã tấn công ầm ĩ vào Crimea. Ukraine ỡm ờ không nhận là mình đánh. Nga thì cũng không dám thừa nhận bị Ukraine đánh, vì không thể để dư luận trong nước thấy mảnh đất thiêng liêng này bị Ukraine tỉn được. Còn ở thời điểm này, nhiều dự báo bắt đầu nói Ukraine chắc chắn sẽ tấn công cây cầu Kerch thần thánh của Putin.

61. Ngày 19/8 ở Hà Nội và 20/8 ở Hà Đông

19/8 năm nay không có kỷ niệm gì. Còn 20/8?

19/8 là cách mạng tháng Tám, và cũng là ngày truyền thống ngành công an.

Lý do là lực lượng bảo vệ trị an xã hội lúc đó (cảnh sát) là Bảo An Binh (người Việt) đóng ở 40 Hàng Bài và mật vụ Kempeitai (hiến binh người Nhật) đã chuyển giao công việc cảnh sát ở Hà Nội cho Đội Hoàng Diệu. (Việt Minh họp hội nghị Tân Trào ngày 16/8, ngày 20/8 họ vẫn ở Thái Nguyên). Một trong những người nhận bàn giao là Chu Đình Xương, ông này là người cầm ô che cho HCM ở Ba Đình ngày 2/9. Sau này lực lượng Bảo An trở thành công an (公安: Gōng’ān/Công an).

Do từ cuối thế kỷ 19 thành phố Hà Nội đã trở thành nhượng địa (thuộc Pháp), nên tỉnh lỵ của toàn tỉnh Hà Nội (nơi chính quyền An Nam và các cơ quan ngoại giao của Pháp đóng) đã phải rời về tỉnh lỵ mới là tỉnh lỵ Cầu Đơ (tỉnh Cầu Đơ), sau đổi tên là Hà Đông của tỉnh Hà Đông. (Tỉnh lỵ Hà Đông, sau là thị xã Hà Đông, nay là quận Hà Đông). Để phục vụ việc này Pháp đã xây một đô thị nhỏ ở đây (từ 1896-1904), kèm đường sắt chạy Hà Nội Cầu Đơ hoàn thành năm 1911 (tức là đường tàu điện Hà Nội Hà Đông, còn hoạt động đến sau thời VN bỏ bao cấp). (Họ làm đường xe điện rất nhanh vì chỉ dài tầm 10km. Dường sắt bắc nam, dài dọc theo đất nước như còn đến hiện nay, họ làm cũng chỉ có vài năm là xong.). Các cơ sở do Pháp xây ở Hà Đông đến nay vẫn còn: nhà thờ, tòa công sứ, dinh tổng đốc, chợ.

Bảo An Binh ở Cầu Đơ khác Hà Nội nên họ không bàn giao mà vào ngày 19/8 họ còn nổ súng. Hôm sau, ngày 20, Lê Trọng Nghĩa vào đầu cầu Đơ (nay là cầu Hà Đông, tên cũ là cầu Trắng) gọi điện cho bảo an binh đóng bên kia cầu để gọi hàng. Lê Trọng Nghĩa sau là Cục trưởng cục quân báo.

Vậy là hết ngày 20/8.

Xem thêm: Trong vỏ hạt dẻ (tiếp và hết)

62. Cá nhà táng, động từ, tục ngữ

Con cá voi nhà táng, tiếng Anh rất buồn cười là sperm whale, là động vật có vú. Tức là nó thở bằng phổi, như là cá heo vậy.

Cá heo ngủ bằng cách nổi tĩnh, lập lờ trên mặt nước, để còn thở. Hoặc vừa ngủ vừa bơi rất chậm.

Con cá voi nhà táng thì khác, nó hít một hơi thật sâu, rồi chìm xuống cách mặt nước chừng hơn 10 mét và ngủ liền một mạch có thể đến 2 tiếng. Vấn đề là chúng nó ngủ đứng như thế này, và tầm 5,7 con cùng ngủ, như là để bảo vệ nhau.

Các nhà khoa học mới biết mấy con cá nhà táng này ngủ như vậy cách đây chừng hơn 10 năm nhờ quay phim chụp ảnh được loài cá voi này ngủ dưới biển.

Trong tiếng Anh, mỗi con shark, whale, dolphin… đều có tên, qua tiếng Việt chúng là cá hết, mà cá liên quan đến một con gì đó trên cạn như cá mập, cá voi, cá heo. Thậm chí con crocodile cũng bị gọi là cá, tức là con cá sấu, dù con này chắc chắn ko thể nào là “cá” được. Có rất nhiều ví dụ kiểu này về các vấn đề của từ vựng tiếng Việt.

Có thể ví dụ thêm là tiếng Tàu có khuyển, cẩu, ngao… trong khi tiếng Việt đều là chó.

Nhưng cái này mới khiếp. Tiếng Việt lạm dụng nhất nhất là việc sử dụng động từ (so với danh từ, ví dụ vậy). Dân ca tục ngữ cái quái gì cũng bắt đầu bằng động từ: Hứa hươu, hứa vượn. Treo đầu dê, bán thịt chó. Rao mật gấu, bán mật heo. Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.

(Các câu tục ngữ thành ngữ mà vay mượn từ Trung Hoa thì khác hẳn: Một lần bất tín, vạn lần bất tin. Quân tử nhất ngôn.)

Một dân tộc rất thích động từ, cái gì cũng phải cụ thể thành động từ (động từ tiếng Anh du nhập sớm nhất của thời kỳ đổi mới đó là kick-back, ngày xưa còn gọi nhầm là feed-back). Vậy thì não lấy đâu ra chỗ cho những thứ trừu tượng hay luận lý?

PS: Anh Hạ nói treo đầu dê bán thịt chó cũng là từ Tàu mà có:

Tiếng Anh: “Cry [up] wine and sell vinegar” (Rao rượu, bán dấm)

Tiếng Việt: “Treo đầu dê, bán thịt chó”

Nhưng mà câu tiếng Việt này cũng lấy từ câu bên Trung Quốc “quải dương đầu, mại cẩu nhục” (掛羊頭賣狗肉).

Để thuần Việt 100%, khỏi cắt tag, chi bằng ta nói “Treo lụa ta, bán lụa Tàu”

63. Bố trí các hệ thống phòng không NASAMS-3 và IRIS-T

Cách Ukraine bố trí các hệ thống phòng không NASAMS-3 (xem mục 48. Hệ thống tên lửa phòng không NASAMS ở trên) và IRIS-T (sử dụng tên lửa IRIS của Đức)).

Một hệ thống phòng không của NASAMS-3 có tầm phủ 50km và một đơn vị này có thể có tới 12 dàn phóng, mỗi dàn có 6 tên lửa AMRAAM-ER tốc độ 4 Mach.  Hệ thống IRIS-T có tầm phủ 40km với 8 tên lửa tốc độ 3 Mach.

Nhìn sơ đồ sẽ thấy Nga giờ khó bắn Ukraine bằng tên lửa hành trình hoặc tấn công bằng cường kích. Tức là Ukraine có hậu phương an toàn, để lính chiến yên tâm ra tiền tuyến mà không lăn tăn việc gia đình mình ở phía sau vẫn có thể ăn bom rơi đạn lạc. Nếu có chết thì chết người trai khói lửa, không chết người gái nhỏ hậu phương.

64. Thích Tuệ Sỹ

Tin này khá đặc biệt mà ít ai để ý:

Thích Tuệ Sỹ mới được bầu (suy tôn) làm người đứng đầu Thường vụ tăng thống của Hội đồng giáo phẩm của Giáo hội VN Thống nhất. (Hội đồng này mới tái thành lập tháng 8 vừa rồi).

Sau đó Hội đồng trưởng lão của Giáo hội Phật giáo Vn Thống nhất cũng được tái thành lập và ngài Tuệ Sỹ làm lãnh đạo (ngày 1/9).

Khác với hai nhà sư cách mạng được giao nhiệm vụ đến tận cuối đời là Thích Nhất Hạnh và Thích Trí Quang, hoà thượng Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu từng bị bắt (1984) và kết án tử hình (1988), sau đó được chủ tịch nước Trần Đức Lương ân xá (1998). Thích Trí Siêu sau này bỏ tu, trở thành nhà nghiên cứu lịch sử cực kỳ độc đáo Lê Mạnh Thát.

Ra tù (sau gần 15 năm), Thích Tuệ Sỹ đi ở ẩn một thời gian, sau này khi Nhất Hạnh và Chân Không được về Việt Nam giảng đạo (2005), Tuệ Sỹ đã từ chối gặp với lý do nhập thất. Trước đó, năm 2003 ông bị quản thúc trong thời gian sống cùng hòa thượng Thích Quảng Độ (trước khi vị lão hòa thượng này bị bắt đi tù lần thứ ba).

Thích Trí Quang sau các hoạt động lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Hoà (chống từ Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Cao Kỳ) , sau 1975 bất ngờ trở nên yên lặng. Có tin nói ông này đi đâu cũng có thư tay của ông Hồ (từ rất lâu) cất trong áo để nếu bị bắt thì đưa ra. Sau đó, quãng 198x, Trí Quang giúp nhà nước xây dựng hệ thống phật giáo Vn (quốc doanh) mà gần đây xuất hiện các ông sư sĩ quan sư Từ, sư Minh, sư Quyết, sư Hiền…

Năm 2020, hoà thượng Thích Quảng Độ, một nhà sư lỗi lạc đứng đầu Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất (ly khai với phật giáo quốc doanh), qua đời và để lại di nguyện là Thích Tuệ Sỹ thay mình làm tiếp.

Để biết về Tuệ Sĩ và Trí Siêu, có thể gúc một bài của triết gia Phạm Công Thiện có tên gọi “Hai vị thiền sư”.

65. Yên lặng trước tấn công – The Merger

Đạn pháo OF-26 125mm HE quân Nga bỏ lại ở Izyum. HE là HIGH-EXPLOSIVE. Đầu đạn này có vây ổn định quỹ đạo. Đạn 125 này bắn xa tầm 10km.

Không rõ Putin nói thế này nghĩa là thế nào” Gradually, the Russian army occupies more and more territories… “

Phát biểu này không khớp với thực tế chiến trường. Có thể do Putin toàn nghe báo cáo láo. Quan trọng hơn, việc “chiếm thêm” có hại cho quân đội Nga. Ngược lại thì mới tốt cho Nga. Lý do rất đơn giản: Ukraine giải phóng càng nhiều, thì đất do Nga chiếm đóng càng ít. Đất chiếm đóng càng ít, thì lại càng dễ cố thủ vì dồn được quân về. Bên Ukraine giải phóng càng nhiều, lại càng phải trải quân ra giữ, đề phòng Nga tái chiếm. Giải phóng đất đai chỉ có lợi ích về mặt pr cho Ukraine, không có lợi về quân sự. (Tất nhiên chiếm lại Izyum thì có lợi về quân sự.)

Đây cũng là lý do mà người ta đoán là Ukraine đang nghỉ lấy sức, chuyển pháo binh và tên lửa đến các vị trí thuận lợi, rồi sẽ tấn công Kherson hoặc đánh thọc sâu vào Mariupol, thay vì đi giải phóng như đợt vừa rồi. Đồng thời Ukraine đang dùng giải pháp đặc biệt là binh vận, để làm nhụt nhuệ khí quân Nga (đang xuống rất thấp) và kêu gọi họ đào ngũ. Tổng thống Ukraine cũng kêu gọi dân Ukraine ở vùng chiếm đóng rời xa các căn cứ Nga đóng quân, vì lợi thế của Ukraine giờ lại là pháo binh (sau khi thu được vô cùng nhiều đạn pháo của Nga ở vùng giải phóng).

Chắc qua tuần sau mới có nhiều tin tức cập nhật. Hiện tại chắc cả hai bên vừa nghỉ ngơi vừa củng cố lực lượng và triển khai chiến thuật. Hy vọng tuần sau sẽ có cả không chiến. Hoặc ít nhất là không quân Ukraine xuất kích. Học thuyết quân sự Liên Xô không chú trọng không quân, nên không quân Ukraine (và cả VN) không phải là lực lượng có khả năng áp đáo.

The Merge. Etherium chuyển từ PoW qua PoS. Điều này rất giống democracy (rule by the many) của Hy Lạp, rất tốt nhưng không hiệu quả đã nhưỡng chỗ cho aristocracy (rule by the few) của La Mã. Nền dân chủ Hy Lạp tồn tại khoảng 200 năm, đế chế La Mã tồn tại cả ngàn năm. Một trong những cái không hiệu quả của PoW là tiêu thụ năng lượng đã được giải quyết ngay lập tức.

Tweet báo tin thành công của Merge của Vitalik nhận được gần 200 ngàn tim.

Nhưng ai tôn sùng các giá trị dân chủ sẽ không thích việc này. Nhưng sẽ phải chịu, vì monarch của Etherium là Vitalik vẫn sống và vẫn chỉ đạo. Đế chế La Mã cũng vậy, có viện nguyên lão, và có hoàng đế.

66. Trời mưa ở Ukraine, đạn treo Shahed-136/131

Có một chuyện rất tếu, mấy hôm rồi Ukraine mưa nên các vũ khí hiện đại phải nằm thở cả. Vũ khí hiện đại phụ thuộc vào tín hiệu vệ tinh, internet không dây và sóng radio cao tần cho nên mây mù và mưa là tịt.

Ngược lại, hệ thống phòng không NASAM đã phát huy tác dụng, máy bay Nga và đạn treo Shahed-136/131 Nga mua của Iran bị bắn hạ liên tục.

Đạn treo là chỉ các drone cảm tử đời cũ. Nó là các drone nhìn giống như máy bay phản lực B2 của Mỹ nhưng kích thước chỉ nhỏ bằng cái xe hơi matis, vỏ nhựa composite bay bằng động cơ phản lực rẻ tiền, dẫn hướng bằng chip rẻ tiền, khả năng chống tên lửa phòng không rất xoàng, nhận dạng mục tiêu đơn giản. Nó được bắn đi và không bao giờ quay về (nên gọi là đạn). Nó bay đến khu vực có quân địch, lượn vòng ở đó (nên gọi là treo) đến khi thấy mục tiêu thì lao xuống. Tiếng Anh là loitering munitions (dịch là đạn treo).

Đạn treo bay thấp và chậm nên súng phòng không cổ điển cũng có thể bắn hạ được.

67. Vương Hỗ Ninh

Vương Hỗ Ninh (báo VN gần đây viết là Vương Hộ Ninh) có thể coi là nhà triết học chính trị Trung Quốc đương đại lớn nhất và thành công nhất. Tư tưởng cốt lõi của ông ấy có thể gói gọn trong ba cái gạch đầu dòng:

a) Thể chế chưa bao giờ là điểm mạnh của nhà nước Trung Hoa/Trung Quốc.

b) Để trị quốc, hoàng đế Trung Hoa, hoặc Đảng CS Tung Quốc (và tổng bí thư) cần có một tư tưởng chủ đạo và sử dụng công cụ truyền thống là đức-trị.

c) Tất cả các triều đại lớn của Trung Hoa đều suy tàn do quan chức cấp cao tham nhũng và xa hoa.

Mặc dù Vương Kỳ Sơn được coi là kiến trúc sư của chiến dịch đả hổ nhưng về tư tưởng thì có thể thấy chính là Vương Hỗ Ninh mới là người thúc đẩy toàn Đảng Tàu quyết tâm chống tham nhũng (đến nay hơn 4,4 triệu đảng viên TQ đã bị bắt vì tham nhũng, con số nhìn thấy thôi cũng đã ngạt thở). Đây là hệ quả của điểm b và c nói trên. Riêng điểm b) thì Vương Hỗ Ninh mỗi triều đại (ông này đã phục vụ ba triều hoàng đế Trung Hoa) đều nghĩ ra một tư tưởng gì đó. Đầu tiên là Ba Đại Diện (Giang Trạch Dân) và nay là “Chủ nghĩa Xã hội Đặc sắc Trung Quốc” và “Trung Hoa Mộng”. Tư tưởng của Vương Hỗ Ninh rất Tàu, tức là nghe nó vừa cao siêu vừa thần bí, vận dụng sao cũng được.

Tuy nhiên Vương Hỗ Ninh cũng giống các triết gia Trung Hoa trước đây, họ giỏi việc trị quốc, cụ thể là cai trị cả tỷ nông dân Trung Hoa, nhưng rất bối rối trong việc đưa ra một tư tưởng mà trong đó Trung Hoa phải cạnh tranh ở bối cảnh toàn cầu. Trung Hoa Mộng (từ bỏ Thao quang dưỡng hối) có vẻ như là bước đầu chập chững của Trung Quốc muốn ngoi lên như một đế quốc toàn cầu, dẫn dắt thế giới, nhưng có cái gì đó rất vụng về, ngô nghê, ngạo mạn và thô bạo. Cho nên cuối cùng thì cũng phải quay về dân chủ hóa (ít nhất là trong Đảng) và cải cách tư pháp. Chẳng ai nắm tay được cả ngày, chẳng ai thổi lò kéo bễ được cả đời.

Bài Mô hình Trung Quốc đối đầu Mỹ: Vương Hỗ Ninh, lá chủ bài của Tập Cận Bình trên RFI viết về tư tưởng của Vương Hỗ Ninh ở đằng sau mô hình nhà nước với lãnh đạo tập quyền (lãnh đạo hạt nhân) Tập Cận Bình. Trong đó, tư tưởng của Vương Hỗ Ninh được gọi là ”nền chuyên chế mới” (néo-autoritarisme) vay mượn từ Samuel P. Huttington và bản địa hóa cho Trung Quốc. (Thuật ngữ thường dịch là Tân-Chuyên chế.)

Tuy nhiên, nếu đọc sách của Jonathan Fenby, cuốn History of Modern China, ta sẽ thấy Neo-authoritarianism của Huttington đã được các trí thức ủng hộ Triệu Tử Dương sử dụng để củng cố lại chế độ cộng sản ở TQ. Đích thân Triệu Tử Dương đã giải thích lý luận này cho Đặng, Đặng ok nhưng yêu cầu sửa chữa từ ngữ cho phù hợp hơn. Tư tưởng tân chuyên chế (tân chuyên chính vô sản) này yêu cầu một lãnh đạo tập quyền, cứng rắn để vượt qua các trì trệ quan liêu (VN gọi là phá rào/đổi mới) để thúc đẩy phát triển kinh tế mà không bị tầng lớp theo chủ nghĩa phóng túng tư sản (bourgeoise liberalism) vốn rất mạnh ở Trung Quốc thao túng (tầng lớp này ở VN không có, vì nó chỉ tồn tại ở các khu vực kinh tế mở cửa lâu đời và có các trường đại học đủ tốt như Thượng Hải, hoặc có kết nối từ bên ngoài như Đài Loan, Hồng Công).

Tuy nhiên, lúc đó đen cho TQ là thế giới biến động rất mạnh (Liên Xô sụp đổ, bạo loạn Tây Tạng, sự kiện thiên an môn…) nên Triệu Tử Dương bị phế truất, Đặng đưa quân đội vào Bắc Kinh. Các sĩ quan chống lệnh đều bị tước quân tịch trong đêm và đưa vào bệnh viện.

Cuốn sách của Fenby cũng cho ta thấy các kỹ năng “đả hổ” của Tập cũng khá giống kỹ năng Đặng Tiểu Bình dùng để hạ gục hai tổng bí thư là Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương. Người cứu Hồ Diệu Bang chỉ mất chức (từ chức tổng bí thư) chứ không mất mạng là Tập Cận Huân, bố của Tập Cận Bình. (Tiếc là cuốn này chưa dịch ra tiếng Việt.)

68. Drone boat tấn công Sevastopol

Có 7 con drone boat có thiết kế như thế này (được cho là) đã tấn công quân cảng Sevastopol mấy hôm trước. Vụ tấn công không thành công lắm, nhưng là thông điệp nói rằng Ukraine chỉ tấn công các mục tiêu quân sự chứ ko tấn công mục tiêu dân sự của Nga.

Drone boat nó phải bơi nên nếu xuất phát từ xa nó cần nhiều nhiên liệu để chạy (hoặc pin rất nặng), nên đầu đạn nó mang theo là loại nhỏ. Do mặt biển cong nên người điều khiển ở khuất sau mặt biển, rất khó lái tàu đâm vào đúng điểm huyệt trên thân con tàu chiến của địch. Bất kể drone boat đã gắn chip GPS quân sự do Mỹ cung cấp hay có kếtstarlink của Musk thì pha cuối vẫn cần lái qua video.

69. Thuyết Tam Tồn của Vương Hộ Ninh

Sau cuộc bỏ phiếu bầu thường vụ bộ chính trị ĐCS Trung Quốc, Vương Hộ Ninh[1] thay mặt thường vụ bộ chính trị đăng đàn thuyết trình về chủ trương tư tưởng nhiệm kỳ mới, có tên gọi Học thuyết Tam Tồn.

Về cơ sở lý luận, học thuyết Tam Tồn vẫn dựa trên các tam giác bền vững: từ các thuyết logic cổ điển nhất (tam đoạn luận của Aristotle) đến học thuyết đầu tiên của Trung Hoa sau khi chế độ phong kiến bị lật đổ (thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn) và gần đây lý thuyết Tam Đại Diện thời Giang Trạch Dân.

Vương Hộ Ninh cho rằng luôn Tồn tại các Liên kết phức tạp và sâu sắc trong các giai tầng và thành phần xã hội (Tồn Liên), trong bối cảnh toàn cầu hóa và 4.0 các liên kết này hiện diện trên thực tế bằng sự Tồn tại của các đường Link (Tồn Linh) và để dẫn dắt xã hội tiến lên chủ nghĩa xã hội thì luôn phải duy trì sự Tồn tại kim chỉ nam của chủ nghĩa Lê nin (Tồn Lê).

Kết hợp lại, Vương Hộ Ninh đưa ra học thuyết Tam Tồn: Tồn Liên – Tồn Linh – Tồn Lê.

Học thuyết này cũng được bí mật giới thiệu đến đảng láng giềng để lấy ý kiến đóng góp.

Mới đây, trong cuộc họp trực tuyến giữa lãnh đạo của đảng láng giềng và cán bộ của ĐCS Trung Quốc, các ý kiến đóng góp đã được dâng lên. Đại ý như sau:

“Theo chúng tôi, không thể nào tồn tại những thứ thơm tho mỹ miều như Tồn Liên được. Đó là ảo tưởng, xa rời thực tế. Đó không phải là con đường chúng ta nên dấn vào, hoặc dấn tới. Nếu tồn tại những thứ hấp dẫn như Tồn Liên, sẽ phát sinh sự tranh giành thô bạo, dẫn đến rạn nứt giai cấp và hỗn loạn xã hội.

Tồn Linh mặt thực tiễn có thể tồn tại. Về biện chứng, luôn tồn tại Tồn Linh bẩm sinh, nhưng các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ có thể tạo ra tồn linh pha ke, về lâu dài có hại cho sự nghiệp cách mạng.

Tồn Lê luôn là mục tiêu có thể đạt được trong thực tế, thậm chí coi nó là thực tiễn cách mạng để phát triển thành lý luận. Ai cũng mong muốn đạt được trạng thái sinh lý và tâm lý này. Tuy nhiên, theo quy luật lao động và hiệu suất lao động mà Mác đã chỉ ra, việc cả giai cấp trên và giai cấp dưới nỗ lực hết sức chỉ để đạt tới ngưỡng Tồn Lê là một lãng phí xã hội khủng khiếp, có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội.

Chúng tôi cho rằng chỉ cần 1 Tồn là được, không cần đến 3 Tồn. Chỉ cần các lãnh đạo, các đảng viên luôn Tồn tại một nỗi Lo cho sự tồn vong của mình, là đủ để chúng ta đưa cách mạng đến thành công. Chúng tôi gọi chủ thuyết của mình là Chủ nghĩa Đơn Tồn, cụ thể là Tồn Lo.

Trên đây là ý kiến đóng góp từ đảng anh em hữu nghị láng giềng. Kính chúc các đồng chí thành công trong sự nghiệp xây dựng đất nước Trung Quốc giàu mạnh mang nhiều màu sắc.”


[1] Hỗ hay Hộ?

Bên lề cuộc họp thượng đỉnh hai đảng anh em, tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo thân tình hỏi đại diện tuyên giáo đảng nước bạn. Toàn văn hỏi đáp như sau.

+ Thưa đồng chí, theo chúng tôi tìm hiểu thì xưa nay tên của lãnh đạo đảng chúng tôi là đồng chí 王滬寧 vẫn được phiên âm qua tiếng các đồng chí là Vương Hỗ Ninh, nhưng gần đây báo đảng của các đồng chí lại phiên âm là Vương Hộ Ninh, xin cho hỏi các đồng chí có lý do gì đặc biệt không?

+ Báo cáo đồng chí thế này, chữ 滬 trong tên đồng chí 王滬寧 thì ở tiếng nước tôi có thể phiên thành “âm Hỗ” hoặc “âm Hộ”, âm nào cũng được. Nhưng chúng tôi thích âm hộ hơn.

*

Xem phim gì khi Nga đánh Ukraine.

Do Putin xuất thân là sĩ quan KGB nên ta xem Red Sparrow, trong đó có Jennifer Lawrence đóng điệp viên Nga. Từ đào tạo đến chiến đấu đều cực kỳ tàn bạo. Nhân vật sĩ quan KGB cực kỳ giống Putin.

Đánh đấm ác liệt đẹp mắt mà cũng có KGB là phim Atomic Blonde, có Charlize Theron đóng điệp viên nhị trùng KGB.

Phim Mosul. Phim này nói về trận chiến Mosul, một thành phố cổ ở Iraq. Phim này nói về sự kiện có thật, chiến tranh đô thị cực khắc nghiệt, là cái người ta dự đoán sẽ xảy ra ở Kharkiv và Kyiv.

About Blog của 5xu

Ti hí nhìn đời
Bài này đã được đăng trong Uncategorized và được gắn thẻ , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.